221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1213130
Về con đường phát triển Điện hạt nhân VN
1
Article
null
Câu chuyện khoa học:
Về con đường phát triển Điện hạt nhân VN
,

 - Việt Nam đang trên lộ trình tiến đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Sự kiện lớn này của đất nước được nhiều người Việt Nam mong đợi và quan tâm. Phản ảnh ý kiến đa chiều của bạn đọc về vấn đề này, VietnamNet tiếp tục giới thiệu phần hai bài viết của PGS.TS Đào Tiến Khoa …

Nguồn năng lượng của tương lai

Điện hạt nhân: Những băn khoăn...

Trong dư luận xã hội Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại những băn khoăn, lo lắng xung quanh những yếu tố rủi ro tiềm ẩn của điện hạt nhân (ĐHN) ...

a/ Vấn đề nhiên liệu

Một nhà máy ĐHN - (Ảnh: alternate-energy-sources.com)
ĐHN có triển vọng lâu dài không, khi trữ lượng quặng urani trên thế giới chỉ còn đủ cho vài chục năm nữa với công suất hiện nay của ĐHN toàn cầu?

Theo thống kê chính thức, trữ lượng của các mỏ quặng urani đang được khai thác là 4,7 triệu tấn, và có tiềm năng khai thác trong tương lai sẽ là hơn 10 triệu tấn. Tổng cộng 14,8 triệu tấn quặng urani này có thể đảm bảo nhu cầu cho ĐHN toàn cầu (67 nghìn tấn trong năm 2005) ít nhất hơn 200 năm nữa.

Ngoài ra, thiết kế của một số LPUHN thế hệ mới đã được chuyển sang chu trình nhiên liệu khép kín, trong đó các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng được đưa vào qui trình tái chế thành nhiên liệu tiếp tục dùng vận hành LPUHN.

Như vậy, trữ lượng tổng cộng nhiên liệu hạt nhân (gồm cả quặng urani) được đánh giá là sẽ đủ cho nhiều nghìn năm nữa.

b/ Khía cạnh kinh tế

Giá thành điện hạt nhân đã đến lúc vượt lên giá thành của các nguồn điện dùng nhiên liệu hóa thạch, trước hết là than đá. Vì giá bán điện từ nhà máy ĐHN thường được tính để bù dần khoản chi phí đầu tư ban đầu trong nhiều thập kỷ, chi phí mua nhiên liệu, vận hành nhà máy và xử lý chất thải phóng xạ.

Hiện nay, giá nhiên liệu Urani ngày càng tăng. Mặt khác, yêu cầu độ an toàn NMĐHN đòi hỏi phải sử dụng các loại LPUHN thế hệ mới (III và III+) với giá thành cao hơn các loại lò thế hệ cũ, ít nhất trong giai đoạn hiện nay.

Vì thế, giá thành đã trở thành một thách thức quan trọng đối với NMĐHN mà các nhà hoạch định chính sách không thể không tính đến.

c/ Vấn đề an toàn của NMĐHN

Trạm điện hạt nhân thứ chín của Trung Quốc đặt tại Phúc Kiến - Ảnh: Xinhuanet

Điều được quan tâm nhất hiện nay đối với NMĐHN là độ rủi ro, xác suất sự cố kỹ thuật nguy hiểm của ĐHN.

Sự cố với NMĐHN như xảy ra ở Chernobyl đã được đánh giá là thảm họa, vì không chỉ gây thương vong tại chỗ mà còn hậu quả rất lớn đối với cộng đồng dân cư và môi trường trong một thời gian dài sau đó.

Tuy vậy, với công nghệ ĐHN của thế kỷ 21, với các thế hệ NMĐHN tương lai, thảm hoạ tương tự Chernobyl có thể được loại trừ (xem phụ lục 1/1).

Hơn nữa, sự so sánh giữa các công nghệ sản xuất điện khác nhau đã khẳng định: ĐHN có tỉ lệ tai nạn gây tử vong thấp nhất (xem phụ lục 1/2).

Phụ lục 1: An toàn LPƯHN 1. Thảm hoạ Chernobyl:

a/ Theo WHO, gần 4000 người đã phải chịu ảnh hưởng khác nhau của phóng xạ phát tán ra từ sự cố ĐHN Chernobyl và có khả năng mắc các loại bệnh ung thư cao hơn các nhóm dân cư bình thường, trong số này 9 trẻ em được khẳng định là đã chết vì ung thư vòm họng do nhiễm xạ.
b/ Khả năng xảy xa một tai nạn tương tự Chernobyl đã gần như được loại trừ trong thiết kế các LPƯHN thế hệ 3 và đặc biệt là LPƯHN thế hệ 4. Các tính toán mô phỏng qui mô lớn đã khẳng định là sẽ không có khả năng thoát phóng xạ ra ngoài ngay cả khi lõi LPƯHN bị phá hủy và nóng chảy bởi những nguyên nhân khác thường như khi LPƯHN bị máy bay hành khách loại lớn nhất đâm vào hoặc khi LPƯHN bị các phần tử khủng bố phá hoại

2. Đánh giá an toàn nhà máy ĐHN:

a/ Theo tính toán và phân tích của, GS Cohen, ĐH Pittsburgh, Hoa Kỳ, khả năng rủi ro nguy hiểm cho tính mạng con người gây bởi sự cố của nhà máy ĐHN thấp hơn nhiều nghìn lần so với bệnh tật hiểm nghèo hoặc tai nạn giao thông.
b/ Khả năng rủi ro gắn với nhà máy ĐHN, theo lực lượng phản đối ĐHN cao hơn số liệu lấy từ phân tích chính thức của Chính phủ Mỹ khoảng 20 lần, nhưng vẫn nghìn lần thấp hơn khả năng rủi ro gắn với thói quen nghiện thuốc lá của đàn ông.
c/ Kết quả phân tích của Viện Paul Scherrer (Thụy Sỹ), dựa trên tổng số các sự cố tai nạn gây tử vong tại các nhà máy điện trên thế giới từ năm 1969 đến 2000, cho thấy là ĐHN (bao gồm cả 50 ca tử vong trực tiếp trong sự cố nhà máy ĐHN Chernobyl năm 1986) có tỷ lệ “số người tử vong trực tiếp vì tai nạn trên một Gigawatt-năm điện” thấp nhất (gần 0,1 so với trên dưới 10 của các nhà máy nhiệt điện).

Một khả năng rủi ro thứ hai gắn với ĐHN là việc xử lý và chôn cất nhiên liệu ĐHN đã qua sử dụng với độ phóng xạ cao nguy hiểm đối với con người và môi trường. Bất cứ sự  rò rỉ nào của chất thải hạt nhân này đều có những hậu quả nghiêm trọng đối với dân chúng bây giờ và cả cho các thế hệ tương lai.
Dĩ nhiên, đây là một thách thức, một bài toán lớn của trăm năm và của cộng đồng hạt nhân quốc tế. Các giải pháp khác nhau đã và đang được đề xuất (Tham khảo đề xuất của  Chính phủ Mỹ  trong phụ lục 2).

Phụ lục 2: Giải pháp chất thải hạt nhân

Chính phủ Mỹ (trong chương trình GNEP) đề xuất thành lập một côngxecxiom quốc tế, bao gồm các quốc gia hạt nhân hàng đầu như Mỹ, Nga, Anh, Pháp…, đảm đương nhiệm vụ cung ứng nhiên liệu hạt nhân cho các nước khác và làm dịch vụ quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng.

Mặt khác, đề xuất một công nghệ mới dùng để tái xử lý, cụ thể: trong một thời gian ngắn, tách triệt để tất cả nhiên liệu tái sinh mới (Uranium, Plutonium và cả các đồng vị Actinium) để tái sử dụng. Với chu trình nhiên liệu được rút ngắn như vậy và hầu hết các chất phóng xạ mạnh đã được tách khỏi chất thải, khối lượng và độ phóng xạ của chất thải cần chôn cất sẽ giảm đáng kể, đồng thời quá trình chôn huỷ chất thải cũng rút ngắn.
(Theo 
http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/10/810928/)

 
Tóm lại, công nghệ ĐHN là một công nghệ đặc biệt phức tạp và tốn kém, tuy nhiên với vai trò quan trọng của một nguồn sản xuất điện không sinh khí thải CO2 đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, ĐHN đang dần trở thành một lựa chọn tất yếu của nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, một khi hạ tầng cơ sở kinh tế, nhân lực chuyên môn và khả năng vốn cho phép. 

Điện Hạt nhân: Suy nghĩ và đề xuất

Nước ta đang khởi động dự án xây dựng NMĐHN đầu tiên. Tác giả xin tóm lược và nhấn mạnh những suy nghĩ và một số đề xuất cơ bản nhất đã có dịp phát biểu trước đây (tạp chí Tia Sáng), liên quan công cuộc phát triển ĐHN ở nước ta hiện nay.
a/ Theo kinh nghiệm của các nước, điểm quan trọng nhất bảo đảm sự thành công cho mọi đề án ĐHN là phải có ngay một cơ quan nhà nước duy nhất chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, có trách nhiệm quản lý, điều phối thống nhất tất cả các hoạt động liên quan đến dự án nhà máy ĐHN đầu tiên của Việt Nam.
Cơ quan đó có thể là Tổng cục ĐHN hoặc Ủy ban năng lượng hạt nhân quốc gia… Thủ trưởng cơ quan này phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ cũng như Quốc hội về tiến độ của dự án.
b/ Phải luôn đặt sự bảo đảm nền an ninh quốc gia và lợi ích của các thế hệ mai sau lên trên tất cả các tư duy kinh doanh của kinh tế thị trường, những toan tính và lợi ích cá nhân, dù lớn dù nhỏ, trong suốt quá trình triển khai dự án NMĐHN.
Với mục tiêu đó, nên để mở khả năng thuê chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm lâu năm trong xây dựng và vận hành nhà máy ĐHN, tham gia thành phần lãnh đạo hoặc làm cố vấn đặc biệt cho ban lãnh đạo cơ quan để đảm bảo việc điều hành dự án ĐHN quốc gia được tiến hành với trình độ chuyên nghiệp nhất. Mạnh dạn mời các chuyên gia Việt Nam, kể cả Việt kiều hoặc các chuyên gia đã về hưu, từng làm việc với các NMĐHN ở các nước hoặc có trình độ cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn hạt nhân, vật lý và kỹ thuật LPUHN v.v…

c/ Để chọn lựa công nghệ và lò phản ứng cho các NMĐHN đầu tiên của VN, cần phải thực hiện việc đấu thầu quốc tế.

Toàn bộ quá trình đấu thầu phải được diễn ra công khai, minh bạch và đảm bảo NMĐHN của nước ta phải được xây dựng với công nghệ thuộc loại an toàn và hiện đại nhất, với giá cả hợp lý nhất.

d/ Chính phủ cần sớm thành lập một cơ quan pháp quy trực thuộc Chính phủ hoặc thanh tra nhà nước, với chức năng thanh tra, giám sát toàn bộ các công việc gắn với việc xây dựng NMĐHN. Với tầm cỡ một công trình trọng điểm quốc gia, cơ quan thanh tra này phải có trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối không xảy ra bất kỳ sai phạm nào (tham nhũng, thất thoát trong quá trình nhập công nghệ và thiết bị, xây dựng…).

Sự tồn tại của cơ quan thanh tra pháp qui bàn phải được duy trì tiếp tục theo các chuẩn quốc tế, với quyền lực thanh tra cao nhất quá trình vận hành NMĐHN (như toàn quyền được phép ra lệnh ngừng hoạt động của LPUHN khi thấy có những vi phạm tiêu chí an toàn v.v…)

e/ Đào tạo nhân lực là công việc rất quan trọng, bảo đảm thành công cho sự nghiệp xây dựng NMĐHN ở nước ta. Cơ quan quyền lực cao nhất phải trực tiếp chỉ đạo triển khai, ngay từ giai đoạn 1 của chương trình đào tạo nhân lực đồng bộ cho ĐHN, dựa vào các chương trình hợp tác quốc tế đã ký với Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, IAEA…, với kinh phí huy động từ ngân sách nhà nước và viện trợ ODA.

Chương trình đào tạo này phải bao gồm tất cả các hướng hoạt động xung quanh công cuộc xây dựng, vận hành, hỗ trợ kỹ thuật… NMĐHN tương lai. Ngoài việc chọn lọc và đưa nhân lực trẻ đi đào tạo ở nước ngoài, các khóa đào tạo trong nước phải được tiến hành đồng bộ, nghiêm túc nhất bởi các chuyên gia trong lĩnh vực ĐHN và LPUHN với đủ thời lượng thực hành trên LPUHN nghiên cứu ở Đà Lạt hoặc tại các cơ sở ĐHN quốc tế.

Ngoài ra, nhà nước phải sớm ban hành một chế độ đãi ngộ, hợp đồng lao động ưu đãi đặc biệt đối với tất cả các đối tượng nhân sự làm việc trong chương trình ĐHN quốc gia (dựa trên kinh nghiệm quốc tế) để thực sự thu hút được nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước cho chương trình này.

Hy vọng những thông tin trên đây đến được vói các cấp lãnh đạo nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan. Để quá trình phát triển ĐHN nước ta diễn ra với độ tin cậy cao nhất, góp phần phát triển bền vững đất nước, an ninh và thịnh vượng cho các thế hệ mai sau.
  • Đào Tiến Khoa
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,