Sông Mê Kông là tài nguyên thiên nhiên chung, nguồn sống chung của hàng chục triệu con người, là chiếc nôi văn hoá đa dạng nhất trên thế giới, niềm kiêu hãnh lớn lao của các dân tộc, các quốc gia sống dọc dòng sông mẹ vĩ đại này.
Sông Mê Công: Thiên nhiên và con người Nguồn sống hàng triệu con người
Nguồn năng lượng, mạch giao thông Đưa các dân tộc đến gần nhau
Trên lãnh thổ Việt
Lưu vực đồng bằng Cửu Long
Lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm phía nam Việt Nam, chiếm 12% tổng diện tích tự nhiên cả nước, có ranh giới Tây Bắc là biên giới Việt Nam - Campuchia, phía Đông Bắc là sông Vàm Cỏ Đông, phía Đông Nam là Biển Đông và Vịnh Thái Lan.
ĐBSCL bao gồm 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố trực thuộc trung ương Cần Thơ với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,92 triệu ha, bằng 79 % diện tích đồng bằng châu thổ Mê Công.
Khi chảy xuống hạ lưu Phnôm Pênh, sông Mê Công chia thành 2 nhánh chảy ra biển Đông qua Việt Nam là sông Mê Công (sông Tiền) và sông Bát Sắc (sông Hậu). Dưới tác động của chế độ khí hậu, chế độ dòng chảy sông Mê Công chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 12 với lượng dòng chảy chiếm 90% tổng lượng dòng chảy năm và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Tháng 3 và 4 là hai tháng có dòng chảy cạn nhất.
Dân số năm 2002 ở ĐBSCL là 16,68 triệu người, trong đó dân cư đô thị là 13,6 triệu người (chiếm 82.9%) và dân cư nông thôn là 3,08 triệu người. Số người lao động trong độ tuổi là 9.7 triệu. Mật độ dân số ở ĐBSCL là 412 người/km2. Dân cư sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền và Sông Hậu và thưa hơn ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và Long An.
Hoa hậu đồng bằng Cửu Long. Ảnh: news.zing.vn
ĐBSCL đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Ước tính năm 2003, tổng giá trị thu nhập xã hội là 89.089 tỷ đồng (khoảng 5.9 triệu USD). Ngành kinh tế chính ở ĐBSCL là nông nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp chế biến.
Các nhánh sông Mê Công ở Tây Nguyên
Sông Sê San và Srêpôk là 2 sông nhánh chính phía bờ trái của sông Mê Công bắt nguồn từ vùng Tây Nguyên của nước ta. Tổng diện tích lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam là 30,840 km2 nằm trên lãnh thổ 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc lắc, Lâm đồng với tỷ lệ diện tích chiếm tương ứng ở mỗi tỉnh là 41.5 %, 90%, 71,3% và 13,4%.
Sông Sê San bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc và Đông tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Diện tích lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam là 11.450 km2 với chiều dài dòng chính là 210 km. Từ phía Bắc tỉnh Kon Tum, sông Sê San chảy theo hướng gần Bắc Nam đến tuyến công trình Ialy rồi rẽ sang hướng gần đông tây chảy ra biên giới Việt Nam – Campuchia. Cao độ bình quân lưu vực Sê san là 737m với độ dốc bình quân khoảng 14,4%. Mật độ mạng lưới sông là 0.38km/km2.
Sông Srêpôk bắt nguồn từ các tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên trong lãnh thổ Việt Nam là 18.480 km2 và mật độ mạng lưới sông 0.55km/km2. Hai nhánh chính của sông Srêpôk là Krông Ana and Krông Knô. Sông Krông Knô bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2000 m có diện tích lưu vực là 3920km2 và chiều dài dòng chính là 156 km. Độ dốc lòng sông bình quân là 6.8 o/oo và mật độ lưới sông là 0.86 km/km2. Sông Krông Ana có diện tích lưu vực là 3960 km2 và chiều dài dòng chính 215km.
Dân số năm 2001 trong lưu vực là 2,4 triệu người với mật độ trung bình 79 người/km2. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1995-2001 là 4,6% cao hơn rất nhiều so với bình quân cả nước là 1,49%. Có 40 dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên như Kinh, Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng,…trong đó người Kinh chiếm 58%, và các dân tộc khác là 42%.Số lao động trong độ tuổi là 1,257 triệu người chiếm 52% tổng số dân. Có tới 88% dân số làm nông và lâm nghiệp trong khi 12% dân số làm nghề khác.
Trên sông Cửu Long. Ảnh: dulichhathanh.vn
Lời kết
Sông Mê Công, rõ ràng, là tài nguyên thiên nhiên quý giá đa quốc gia, là nguồn sống của 65 triệu con người sống trên các lưu vực của dòng sông này.
Cũng vì vậy, việc khai thác nguồn nước sông Mê Công đang đặt ra những bài toán nhức nhối về điều hoà quyền lợi giữa các quốc gia nằm trên dòng chảy Mê Công. Hơn lúc nào hết, luật lệ và mối bang giao hoà hảo quốc tế, lương tâm của mỗi dân tộc với toàn nhân loại, trách nhiệm của mỗi quốc gia với cộng đồng thế giới đang lên tiếng...
Chính phủ Việt
Và mọi dân tộc sống dọc dòng sông này cần phải hành động cụ thể để giữ cho con sông Mê Công mãi là dòng sông của hoà bình, hữu nghị, của sự ứng xử minh bạch; văn minh xứng tầm với kỷ nguyên văn minh này.
-
PV (Theo VNMC/VOV)