221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1232213
Nhà máy phong điện đầu tiên tại VN đã khởi động
1
Article
null
Nhà máy phong điện đầu tiên tại VN đã khởi động
,

 - Cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành một khung pháp lý với cơ chế đặc thù cho phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ở Việt Nam.

cc
Những tuabin điện gió đầu tiên ở Bình Thuận

Sau hơn 3 tháng khởi công xây dựng và lắp đặt, 14h30 ngày 21 tháng 8 năm 2009, tuabin điện gió đầu tiên công suất 1,5MW tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã khởi động an toàn và phát điện.

Đây là dự án phong điện có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam, do Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) làm chủ đầu tư. Dự án nhà máy phong điện của REVN có tổng công suất là 120 MW với 80 tuabin sẽ hoàn thành vào năm 2011, được thực hiện theo nhiều giai đoạn.  

Giai đoạn 1 gồm 20 tuabin chiều cao cột 85m, đường kính cánh quạt 77m, công suất 1,5MW, tổng trọng lượng tuabin là 89,4 tấn, cột tháp là 165 tấn.

 

Toàn bộ thiết bị hiện đại của nhà máy do Fuhrlaender, một hãng chế tạo thiết bị phong điện nổi tiếng thế giới của CHLB Đức cung cấp và được cán bộ, kỹ sư và chuyên gia của Công ty cổ phần phong điện Fuhrlaender Việt Nam lắp đặt, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 lớn tới 816 tỷ đồng.

 

Dự kiến khi cả 20 tổ máy đi vào hoạt động ổn định, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam sẽ tăng thêm một sản lượng điện khoảng 100 triệu KWh/năm. Đây không phải là một con số lớn, thậm chí chưa đáng kể trong tổng năng lượng điện Việt Nam, nhưng lại vô cùng có ý nghĩa, nó mở đầu cho ngành công nghiệp điện gió Việt Nam, để nâng dần tỷ lệ của mình trong cơ cấu năng lượng quốc gia, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

 

Trong thời gian từ 10 – 20 năm tới, khi các dự án nhà máy điện đi vào hoạt động (kể cả nhà máy điện nguyên tử công suất 4000MW) thì Việt Nam vẫn trong tình trạng thiếu điện, vì vậy các dự án phát triển điện gió càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

 

Điện gió được xếp vào dạng năng lượng tái tạo, là năng lượng sạch, thân thiện và không gây nhiễm bụi môi trường, khả năng vô tận và ổn định, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn năng lượng, nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu máy ngày càng trở nên cạn kiệt. 

 

 

Mô tả ảnh.
Bình Thuận, nơi có lượng gió nhiều nhất nước. Ảnh tư liệu.

Sắp tới Công ty cổ phần phong điện Fuhrlaender Việt Nam sẽ xây dựng tại Tuy Phong, Bình Thuận nhà máy sản xuất và lắp ráp tuabin phong điện đầu tiên tại Việt Nam, quy mô 26,7ha, tổng mức đầu tư khoảng 30 triệu USD, giai đoạn 1 sẽ lắp ráp 72MW/năm và kết thúc giai đoạn 2 sẽ nâng tổng công suất lên 192 MW/năm, nhằm cung cấp tuabin phong điện cho các dự án nhà máy điện gió Việt Nam và xuất khẩu. 

 

 

 

 

Đây thực sự là một tín hiệu vui cho ngành chế tạo cơ khí Việt Nam, mở ra một ngành công nghiệp mới, công nghiệp chế tạo thiết bị điện gió.

 

Việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch, trong đó có các nhà máy nhiệt điện, hàng ngày đang thải vào bầu khí quyển một lượng CO2 rất lớn, tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu trong đó có việc tăng nhiệt độ của trái đất và làm nước biển dâng cao, đe doạ sự tồn vong và an ninh của nhiều quốc gia mà Việt Nam không là một ngoại lệ.

 

Trong bối cảnh như vậy, điện gió càng trở nên ưu việt hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực năng lượng này.

 

Tuy nhiên những chính sách ban hành trong thời gian qua chưa đủ mạnh, chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

 

Vì vậy cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành một khung pháp lý với cơ chế đặc thù cho phát triển năng lượng tái tạo trong đó có điện gió. Có như vậy mới hy vọng đưa điện gió phát triển lên một tầm cao hơn với mục tiêu đến năm 2020 điện gió chiếm 3 – 5% trong tổng cơ cấu điện của Việt Nam. 

 

  • Tuấn Hà

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,