221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1235179
Những sinh vật từ thế giới bị lãng quên
0
Article
null
Những sinh vật từ thế giới bị lãng quên
,

Chú chuột khổng lồ đến ngay cạnh TS. Helge và nhấm nháp một chiếc lá; nó chưa từng biết đến sự tồn tại của con người... Sự tiến hóa dị biệt của những sinh vật trong miệng núi lửa Bosavi đã gây bất ngờ cho các nhà khoa học. 

Những con chuột có chiều dài 1m, những con ếch có răng nọc và những con cá lợn phát ra tiếng kêu ụt ịt - tất cả giống như xuất hiện trong một bộ phim rùng rợn. 

Thế nhưng thật đáng kinh ngạc, một hòn đảo xa xôi như một thế giới bị lãng quên lại tồn tại những sinh vật kì quái đó. 

Một nhóm các nhà khoa học đã khám phá vô số những động vật lạ thường đó tại một núi lửa xa xôi ở Papua New Guinea.
 
Thế giới bị lãng quên 

Trong miệng núi lửa sâu cả cây số của núi Bosavi, các nhà khoa học đã tìm thấy một quần thể đông đúc những sinh vật đã tiến hóa một cách độc lập sau khi núi lửa phun trào lần cuối cách đây 200.000 năm. 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Người chuyên quay phim về thế giới hoang dã Gordon Buchanan với chú chuột Woolly Bosavi. (BBC); Con chuột này không biết sợ người – những sinh vật có thể tổn hại nó. (BBC); Một loài ếch mới được tìm thấy gần nơi nhóm khoa học cắm trại. Khi sợ hãi nó căng phình cơ thể lên. (BBC)
Vị vua của loài chim thiên đường (ảnh trái); Người chuyên quay phim về thế giới hoang dã Gordon Buchanan với chú chuột Woolly Bosavi. (BBC); Con chuột này không biết sợ người (BBC); Loài nhện kì lạ ngụy trang như một loài địa y (BBC) (các ảnh phải)

Chuột Woolly Bosavi là một trong những loài mới được phát hiện. Dù trông như một sinh vật đột biến dữ dằn đến từ cống rãnh của thành phố nhưng chúng thật sự là một cư dân hiền lành của rừng nhiệt đới. 

Chuột Woolly Bosavi là một trong những loài chuột lớn nhất thế giới bởi chiều dài từ mũi đến đuôi của nó là 32inch (gần 1m) và cân nặng 3lb (khoảng 6kg).
 
Sở dĩ nó được gọi là Woolly (lông mịn như len) bởi vì bộ lông xám bạc rất dày của nó. Những chiếc răng cho thấy nó thể ăn được nhiều loài thực vật. Loài thú có vú này làm tổ trong thân cây rỗng hoặc đào tổ dưới đất. 

Chuột Woolly Bosavi được nhóm nghiên cứu thuộc đơn vị lịch sử tự nhiên của BBC khám phá khi họ thực hiện một chuyến thám hiểm để nghiên cứu về đời sống hoang dã cho loạt phim Lost Land Of The Volcano. 

Dẫn đầu hành trình là nhà leo núi, đồng thời là nhà tự nhiên Steve Backshall, nhà quay phim đời sống hoang dã Gordon Buchnan và tiến sĩ khoa học hàng đầu George McGavin. 

Chú chuột khổng lồ thuần hóa
 
Mr Buchanan và tiến sĩ sinh vật học Kristofer Helgen là những người đầu tiên ở hiện trường khi loài chuột được tìm thấy nhờ một người dẫn đường của bộ tộc Kasua. 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Một con vẹt với bộ mặt vàng sẫm được tìm thấy bởi chuyên gia về chim Jack Dumbacher (trái); Loài sâu bướm rậm lông được tìm thấy trong rừng nhiệt đới; Chú bọ cánh cứng có màu sắc óng ánh cũng được tìm thấy tại rừng nhiệt đới New Guinea; Hành trình khám phá của BBC đã tìm thấy loài bồ câu xinh đẹp này (phải). Ảnh: BBC

Khi phát hiện ra loài chuột khổng lồ này, điều khiến Tiến sĩ Helge ngạc nhiên không chỉ vì kích thước mà còn vì sự hiền lành của chúng. Chuột Woolly Bosavi giống như loài thú được thuần hóa hoàn toàn và không biết sợ con người.
 
Tiến sĩ Helge kể lại rằng chú chuột đến ngay cạnh ông và nhấm nháp một mẩu lá. Điều này cho thấy, chú chuột chưa từng gặp con người trước đây và miệng núi lửa của núi Bosavi thật sự là một thế giới bị lãng quên. 

Lạ kì và đông đúc 

Trong suốt hành trình tìm đến vùng đất bí ẩn của rừng nhiệt đới, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy khoảng 40 loài mới. 

Chúng bao gồm một loài thú có túi được gọi là cáo túi Silky Bosavi, tắc kè ngụy trang, cóc có răng nọc và một loài cá được gọi là Henama Grunter bởi vì nó có thể phát ra những âm thanh ụt ịt từ bong bóng của mình. 

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy loài sâu bướm với lớp lông rậm rạp, loài này sắp được nhóm nghiên cứu đặt tên khi đưa vào danh mục Oxford. 

Cùng với chuột khổng lồ và cáo túi, cuộc hành trình đã khám phá khoảng 16 loài ếch, một loài tắc kè, ít nhất ba loài cá, 20 loài côn trùng, nhện và có thể một loài dơi mới. 

anh-3.jpg Mô tả ảnh.
Một loài ếch mới được tìm thấy gần nơi nhóm khoa học cắm trại. Khi sợ hãi nó căng phình cơ thể lên. (trái); Loài ếch được đặt tên là Litoria sauroni (phải). Ảnh: BBC

Cáo túi Silky Bosavi chính là bằng chứng cụ thể hơn về sự phong phú của đời sống hoang dã tại rừng nhiệt đời Papua New Ginea. Gần giống loài gấu nhỏ với cân nặng khoảng 4lb (khoảng 8kg), cáo túi Silky Bosavi sống trên cây, ăn trái và lá cây. Cái tên Silky cũng bắt nguồn từ bộ lông rất mượn của nó. 

Bộ lông dày mượt mà giúp cáo túi giữ ấm dưới cái lạnh về đêm của vùng núi cao 2.700m. Tiến sĩ Helgen xác định Silky Bosavi là một loài mới trong nhóm thú có túi lạ thường được gọi là cáo túi. 

TS Helge cho biết từ rất lâu, loài này bị tách biệt trên núi lửa này và đã trở thành một điều độc nhất chỉ có ở Bosavi. 

Lost land of the volcano có thật sự biến mất? 

Là một trong những nơi ít được khám phá nhất của Trái đất, núi Bosavi ở trung tâm Papua New Ginea là một thế giới nhỏ riêng biệt với cảnh quan ban sơ nguyên thủy. 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Vùng đất này có vĩnh viễn chìm trong quên lãng? (National Geographic - ảnh trái);
Cáo túi Silky Bosavi – người bạn của nhà sinh vật học Muse Opiang (National Geographic - ảnh phải)

Ngọn núi giống như một hòn đảo nổi lên giữa một biển rừng già mênh mông và giữ cho riêng mình những sinh vật thật đặc biệt. 

Tuy nhiên hầu hết cư dân địa phương sống ở những vùng rừng thấp và ấm hơn, chỉ cách đó hơn 20 dặm về phía Nam núi Bosavi, hoạt động cưa xẻ gỗ đang xảy ra và dần xâm phạm đến ngọn núi biệt lập này. 

Tiến sĩ Kristofer Helge cho rằng địa phương, quốc gia và các tổ chức quốc tế phải cùng nhau hành động để bảo tồn hệ sinh thái nguyên thủy của núi lửa Bosavi. Việc tìm hiểu đời sống sinh vật trên núi Bosavi và nhận thức được sự độc đáo duy nhất của chúng chính là bước đầu tiên cần làm. 

  • Chi Giao (theo BBC, National Geographic, Dailymail) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,