Các nhà khoa học đã tìm ra cách nhiễm sắc thể sao chép. |
Ba người được giải là Carol Greider, Elizabeth Blackburn và Jack Szostak.
Nghiên cứu của họ đã cho thấy cách các chromosome, hay nhiễm sắc thể được sao chép và giúp chúng ta hiểu thêm tình trạng lão hóa, ung thư và tế bào mầm.
Câu trả lời nằm ở hai đầu của nhiễm sắc thể gọi là telomere và ở chất enzim hình thành ra telomere, được gọi là telomerase.
Toàn bộ 46 cặp nhiễm sắc thể đã hình thành ra hệ thống gien của con người, tức DNA.
Khi một tế bào chuẩn bị phân chia, phân tử DNA ở hai đầu của chuỗi nhiễm sắc thể được sao chép.
Nhưng các khoa học gia ngạc nhiên vì tính bất bình thường của quá trình sao chép.
Đối với một trong hai chuỗi DNA, vấn đề là ở chỗ điểm cuối cùng của chuỗi không thể sao chép được.
Chính vì vậy các nhiễm sắc thể sẽ ngắn lại sau mỗi lần tế bào phân chia nhưng thực tế không phải khi nào cũng vậy.
Nếu các telomere liên tục ngắn lại thì tế bào sẽ lão hóa nhanh.
Trái lại, nếu telemore giữ nguyên độ dài thì tế bào sẽ sống vĩnh cửu và đây cũng có thể gây vấn đề. Đó là trường hợp các tế bào ung thư.
Những người đoạt giải năm nay đã giải được bài toán này khi họ khám phá ra cách telemore hoạt động và tìm ra enzim sao chép các telemore này.
Elizabeth Blackburn từ Đại học
Được góp sức bởi Carol Greider, khi đó còn là nghiên cứu sinh của Đại học Johns Hopkins, bà Blackburn đã bắt đầu nghiên cứu xem telomere được hình thành như thế nào và hai người đã phát hiện ra telomerase, enzim giúp các phân tử DNA để sao chép toàn bộ nhiễm sắc thể mà không bị mất đoạn cuối cùng.
Nghiên cứu của họ đã khiến nhiều người tìm các cách mới để chữa ung thư do người ta hy vọng có thể loại bỏ telomerase. Cũng đã có những thử nghiệm lâm sàng các loại vắc-xin nhắm vào những tế bào mà telomerase có mức độ hoạt động cao.
Một số bệnh di truyền được cho là do telomerase hỏng hóc.
-
Theo BBC