Trong 2 ngày 4 và 5/11, cuộc Hội thảo Á - Âu “Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi” đã được Việt Nam và Hungari đồng tổ chức tại Hà Nội.
Với sự tham gia của gần 200 các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học của các nước thành viên ASEM cũng như các đại diện đại sứ quán và lãnh sự quán các nước ASEM tại Việt Nam, Hội thảo đã đề cập đến một nguy cơ đang xảy ra – tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với sức khỏe – chia sẻ các giải pháp cần thiết để ứng phó.
Trong số rất nhiều hậu quả của BĐKH, chủ yếu ảnh hưởng hiện tượng nóng lên của Trái đất đến sức khỏe và bệnh tật là vấn đề được tất cả mọi người đặc biệt quan tâm. Sự tăng nhiệt độ trung bình đã dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với người già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh và ở các nước nhiệt đới, sốt rét, sốt xuất huyết, đồng thời tạo điều kiện tăng trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn, côn trùng mang mầm bệnh. Nước biển dâng cao tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, đời sống và sức khỏe của dân cư ven biển.
BĐKH còn làm những thiên tai (bão lũ, lốc xoáy, mưa lớn, hạn hán…) diễn ra thường xuyên hơn, gây tình trạng thiếu lương thực, nước uống và những thiệt hại người và của cho nhiều vùng.
Trong khi đó, theo Cục trưởng Cục Y tế quốc gia Hungari Ferenc Falus, để đối phó với BĐKH, ngành y tế của các nước đang gặp thách thức lớn trong việc đầu tư, tăng kinh phí và nhân lực cho hệ thống y tế. Lần đầu tiên, đại biểu các nước ASEM cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và tìm ra các giải pháp ứng phó với BĐKH và các bệnh mới nổi.
BĐKH làm thiên tai (bão lũ, lốc xoáy, mưa lớn, hạn hán…) diễn ra thường xuyên hơn, gây tình trạng thiếu lương thực, nước uống và những thiệt hại về người và của cho nhiều vùng. |
Về phía Việt Nam Bộ trưởng Y tế Ngyễn Quốc Triệu cho biết, Bộ đã xây dựng kế hoạch tổng thể để giảm nhẹ các ảnh hưởng của BĐKH đối với sức khỏe người dân trong giai đoạn 2010-2015. Các hoạt động sẽ tập trung vào các khu vực dễ bị ảnh hưởng do BĐKH; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để giám sát BĐKH, trong đó chú ý đến các bệnh dịch, các bệnh tái xuất hiện và mới nổi; xây dựng và nhân rộng mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH; nâng cao nhận thức cho người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến sức khỏe và nguy cơ phát sinh, phát triển các bệnh mới, triển khai các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm lây lan.
Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam với tư cách thành viên của ASEM, quyết tâm giải quyết các nguy cơ do BĐKH gây ra và mong muốn được hợp tác với các nước trên thế giới và khu vực phòng chống các bệnh dịch liên quan đến BĐKH.
9 bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam liên quan đến BĐKH: - Bệnh cúm A(H1N1) hiện đang xảy ra |
-
Theo Nhandan.com