221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1248619
Chiến lược năng lượng nền kinh tế số một châu Âu
0
Article
null
Chiến lược năng lượng nền kinh tế số một châu Âu
,

- Sự đồng thuận xã hội đã đưa nước Đức đi tiên phong dưới ngọn cờ năng lượng sạch. Nhưng tiếng kèn ngập ngừng không biết sẽ đưa ngành điện hạt nhân nước này về đâu.

Đó là cảm nhận của người viết bài này trong dịp dừng chân ở đất nước có nền công nghiệp lớn mạnh nhất châu Âu.

Vai trò nền kinh tế số một châu Âu 

Đức là một cường quốc kinh tế trên thế giới. Dân số khoảng 80 triệu người, nhưng tổng sản lượng quốc dân GDP đứng hàng thứ năm toàn cầu và thứ nhất châu Âu. 

Là một nước công nghiệp phát triển, tổng điện lượng sử dụng ở nước Đức rất cao, số liệu mới nhất là 639,1 tỷ MWh trong năm 2008. Về mức điện năng tiêu thụ tính trên đầu người, chỉ đứng sau Mỹ, và cùng thứ hạng các nước công nghiệp hàng đầu thế giới, vượt xa nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh. Có thể dẫn ra đây số liệu điện năng tính trên đầu người năm 2003 của một vài nước tiêu biểu sau đây. 

Đức - 50.604,92 kWh/người; Anh - 48.648,36 kWh/người; Indonesia – 6290,03 kWh/người. Trong đó, Việt Nam chỉ ở mức 3.546,94 kWh/người; ít hơn Đức khoảng 15 lần. 

Mô tả ảnh.
Hình 1: Nước Đức giữa Tây Âu. Ảnh: TM.

Nước Đức nằm trong số những nước đi tiên phong trong phát triển các công nghệ năng lượng, tự sản xuất và xuất khẩu thiết bị cho hầu hết các loại nhà máy điện và có vai trò chi phối thị trường quốc tế trong lĩnh vực này. 

Cơ cấu điện năng quốc gia CHLB Đức ở thời điểm 2008 như sau: Nhiệt điện than, khí chiếm hơn ½ với 56,6%. Điện hạt nhân gần ¼ với 23,3%. Điện gió đạt 6,3%. Các loại điện khác chiếm phần còn lại với 9,6% (trong đó điện mặt trời khoảng 1%). 

Với cơ cấu điện năng toàn diện như trên, Đức trở thành nhà cung cấp lớn công nghệ và thiết bị điện năng đa dạng, nhiều chủng loại cho nhiều nước trên thế giới. Riêng Việt Nam, trong nhiều năm qua, đã nhập nhiều thiết bị, công nghệ sản xuất điện từ CHLB Đức, trừ điện hạt nhân. Gần đây, Đức xuất khẩu sang nước ta nhiều thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, ngay trong năm 2009 này đã trển khai dự án nhà máy phong điện “Made in Germany” ở Tuy Phong, Bình Thuận với công suất tổng cộng là 120 MW. 

Do vậy, mỗi một sự chuyển mình trong chính sách năng lượng của CHLB Đức có tác động lớn đến nhiều nước khác trên thế giới. Và ngược lại, các nước cũng theo dõi sát sao mỗi động thái, tiến hay lùi, của Berlin trong đường hướng phát triển các dạng điện năng, đặc biệt các dạng năng lượng tái tạo như điện gió (hay phong điện), và năng lượng mới như điện hạt nhân (ĐHN). 

Phong điện: Ngọn cờ tiên phong 

Nước Đức là quốc gia tiên phong phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. Đức chỉ đứng sau Hoa Kỳ, sau khi vượt lên trên Tây Ban Nha đã trở thành nhà vô địch châu Âu về phong điện. Chiếm hơn 1/3 điện năng gió của thế giới, 1/2 của châu Âu, không có nước nào ở châu lục này có nhiều tuôc bin gió với những 18.685 cỗ máy như CHLB Đức.

Đến năm 2006, công suất điện phát ra là 20.622 MW, tương đương điện lượng sử dụng trong một năm 30,5 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 5% trong cấu trúc năng lượng quốc gia. Hai năm sau, năm 2008, tỷ trọng từ 5% đã tăng lên 6,3%. Ba năm sau, cuối năm 2009 này, công suất điện gió đã tăng thêm từ 20,622 GW (tức 20.622 MW) lên 25 GW. 

phongdien_trenduog.jpg Coixaygio.jpg
Hình 2: Cối xay gió và tuôc bin điện gió trên xa lộ Đức-Hà Lan. Ảnh: TM.

Không chỉ về sản lượng, nước Đức còn đi tiên phong trong phát triển công nghệ phong điện. Với chiều dài cánh quạt, chiều cao cột khác nhau và công suất phát điện khác nhau. Từ công nghệ phong điện trên đất liền đến công nghệ mới mẻ và phức tạp ngoài biển.

Mô tả ảnh.
Hình 3: Phong điện trên biển Bắc. Ảnh: tư liệu.
Và không chỉ đóng góp đáng kể thị phần điện năng cho đất nước, điện gió góp phần giảm lượng khí thải nhà kính 17 triệu tấn, chỉ trong vài năm gần đây. 

Những thành tựu nói trên xuất phát từ đâu? Từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước, với những tuôc bin gió đầu tiên, phong điện đã nhận được sự ủng hộ tích cực của chính quyền các bang. Và bước đột phá bắt đầu từ đạo luật được Quốc hội Đức thông qua năm 1991 về sự bắt buộc dành ưu tiên cho đầu tư và mua điện gió. Luật Năng lượng mới của Đức quy định, Chính phủ bù lỗ cho mỗi 1 KWh điện gió là 9,1 cent euro, chính sách này kéo dài ít nhất trong 5 năm. 

Dĩ nhiên còn những nhược điểm, thậm chí còn nhiều trở ngại cho sự phát triển mở rộng phong điện đến mọi giới hạn tùy ý. Chẳng hạn, giá thành đầu tư cao, những ảnh hưởng tiêu cực đến diện tích canh tác, đến môi trường (tiếng ồn, phá hoại môi sinh…), đến công nghiệp du lịch… Vì vậy, quy mô phát triển điện gió vẫn còn là bài toán kinh tế, xã hội tối ưu cần phải giải đối với nước Đức và các quốc gia khác. 

Dù vậy, đối với nước Đức, sự phát triển phong điện hiện nay là thành công ngoạn mục của một tư duy chiến lược phát triển đúng đắn, của sự đồng thuận cao trong xã hội và giữa các đảng phái chính trị, thể hiện qua các chính sách đầu tư, kích thích mạnh mẽ và đầy hiệu quả của các chính phủ kế tiếp nhau ở nước này trong khoảng 15 năm qua. 

(Còn nữa)

  • Trần Thanh Minh (từ CHLB Đức)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,