221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1255083
10 câu chuyện khoa học của năm 2009
1
Article
null
10 câu chuyện khoa học của năm 2009
,

Dưới đây 10 câu chuyện khoa học "lay chuyển" toàn cầu trong năm 2009, theo bình chọn của mạng Khoa học nước Mỹ.



Sự trở lại của máy gia tốc LHC

Năm ngoái có thể được coi là năm của máy gia tốc hạt lớn LHC (Large Hadron Collider) khi ngày 10/09/2008, máy bắt đầu đi vào hoạt động. Nhưng tới 19/09/2008, một kết nối điện giữa 2 nam châm bị hỏng, gây ra một phản ứng dây chuyền dẫn đến hư hại nặng: Một trong số nhiều nam châm khổng lồ tạo nên trái tim của máy gia tốc trở nên quá nóng - hay đúng hơn là lạnh quá ít. Việc sửa chữa cỗ máy giá hơn 2 tỉ euro kéo dài trong hơn một năm, cho tới 20/11/2009 thì cỗ máy bắt đầu hoạt động trở lại. Những chùm hạt đầu tiên kể từ khi hoạt động trở lại đã được cho quay tròn, và vào 23 tháng 11, hai chùm hạt đã sớt qua nhau, tạo ra những va chạm hạt đầu tiên bên trong các detector của LHC.

Dịch cúm A H1N1


Các tin tức hồi tháng Tư về cụm từ lạ thường “cúm heo” đã giết hàng chục người ở Mexico nhanh chóng lan truyền khắp thế giới. Người ta không khỏi rùng mình khi nhớ lại đại dịch năm 1918, sự thất bại của vắc-xin phòng cúm heo năm1976, cũng như lo lắng cho những hạn chế về khả năng chống lại virus. Mặc dù bản thân H1N1 không phải là một tổ hợp hóa học lạ lùng, nhưng chủng virus này cực kỳ dễ lây và đặc biệt là ưa người trẻ hơn tuổi già. Thực vậy, tới tháng Sáu, virus đã lan truyền trên quy mô toàn cầu, khiến tổ chức Y tế thế giới phải nâng mức cảnh báo thành đại dịch toàn cầu.

Thời kỳ đầu dù thiếu vắc-xin nhưng chủng cúm A 2009 H1N1 (như cách gọi thông thường) đã được chứng minh là cũng do virus như cúm mùa, lây lan cho 1/6 dân số và làm tử vong khoảng 10.000 người ở Mỹ tính đến tháng 11.

Bộ xương hoá thạch “lay chuyển” thuỷ tổ loài người


Một chương mới trong lịch sử tiến hoá đã được mở ra khi các nhà khoa học phát hiện được bộ xương của một “tổ tiên của con người” có niên đại 4,4 triệu năm.

Bộ xương, được ghép lại từ nhiều mảnh, có tên gọi Ardipithecus ramidus, là của một phụ nữ nặng 50kg, có biệt danh là Ardi.

Đề cập đến bộ não nhỏ bằng loài tinh tinh và chân ngắn của Ardi, Giáo sư Stringer cho biết thêm: “Những đặc điểm nguyên sơ này cho thấy hoặc Ardipithecus tiến hoá rất nhanh thành Australopithecus (nhóm của Lucy) nếu Ardi là tổ tiên của nhóm Lucy”.

“Hoặc Ardi là tàn tích của một giai đoạn tiến hoá cổ hơn của con người, gần hơn với tổ tiên mà chúng ta cùng chia sẻ với những người “họ hàng” gần nhất, loài tinh tinh, hơn 6 triệu năm trước”. Một hộp sọ có răng cùng cánh tay, bàn tay, xương chậu, chân và bàn chân được tìm thấy nguyên vẹn trong khi những phần khác của bộ xương bị vỡ thành hơn 100 mảnh.

Hội nghị khí hậu Copenhagen

Lãnh đạo từ 193 quốc gia đã họp lại tại thủ đô Đan Mạch hồi giữa tháng để tìm cách làm hạ nhiệt trái đất. Tại hội nghị lần này, nhà lãnh đạo thế giới đã đi tới một thỏa thuận không chính thức được đưa ra bởi một nhóm các quốc gia – bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi – về cam kết giảm khí thải CO2. Đây là lần đầu tiên cả các nước phát triển và các nước đang phát triển cùng cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Những mục tiêu đạt được được bao gồm: cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 50% so với năm 1990 vào năm 2050 và lập ra “quỹ khí hậu” để giúp các nước nghèo giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu. Tất cả cả các mục tiêu này là nhằm giữ nhiệt độ Trái đất tăng thêm dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ này.

Các nhà khoa học chuyên về khí hậu và môi trường nói rằng “Hiệp định Copenhagen” vẫn bỏ qua nhiều vùng trên thế giới và điều này sẽ khiến cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu khó mà đạt được hiệu quả như mong muốn. "Những vấn đề này cần được kiểm tra bởi các nhà khoa học”, tổng thống Mỹ, Barack Obama, phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/12. “Những số liệu khoa học sẽ giúp chúng ta có những chính sách phù hợp hơn với vấn đề biến đổi khí hậu trong tương lai”,

Kết quả thử nghiệm vắcxin phòng AIDS


Thất vọng và hy vọng là hai phản ứng chủ yếu về kết quả thử nghiệm vắcxin phòng AIDS ở Thái Lan được công bố vào mùa Thu vừa qua. Dự án thử nghiệm được đầu tư 105 triệu đô la với hơn 16.000 liều vắcxin được tiêm. Tuy nhiên, loại vắcxin phòng AIDS đã không có tác dụng như các nhà khoa học dự đoán ban đầu và kết quả thư nghiệm chỉ dừng lại ở mức độ hy vọng.

Những dữ liệu thu thập được trong cuộc thử nghiệm ở Thái Lan sẽ mở đường co những nghiên cứu mới và hiện tại các nhà khoa học vẫn đang tích cực để phân tích những số liệu này. Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu những người tham gia tiêm vắcxin mà có hiệu quả cao để tìm ra cơ chế phòng AIDS hiệu quả hơn. Hiện nay, có khoảng 7000 người nhiễm HIV trên thế giới mỗi ngày.

Sứ mệnh sửa chữa kính Hubble


Kính viễn vọng không gian Hubble (Hubble Space Telescope) mang tên của nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble (1889 - 1953) được phóng lên không gian năm 1990, cách Trái đất khoảng 610km và là kính viễn vọng phản xạ được trang bị hệ thống máy tính và một gương thu ánh sáng có đường kính 240cm. Vào tháng 5 vừa qua, các phi hành gia tàu Atlantis - thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã thực hiện việc bảo trì cho kính Hubble, đồng thời gắn thêm các thiết bị mới như máy chụp hình trường rộng, máy đo quang phổ cũng như lắp thêm pin mới... để kéo dài hoạt động của kính thêm khoảng từ 5 đến 10 năm nữa.

Tìm ra những bằng chứng phản bác lại thuyết tiến hóa của Darwin


Cùng nhân dịp 200 năm ngày sinh nhà bác học nổi tiếng với thuyết tiến hóa,Charles Darwin, nhiều báo cáo khoa học đã tỏ ra ủng hộ học thuyết của nhà sinh học John-Baptiste Lamarck – người luôn đưa ra những học thuyết ngược học thuyết tiến hóa. Vào đầu thế kỷ 19, nhà sinh vật học Lamarck đã cho rằng những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hay do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền qua các thế hệ. Nhưng trình độ khoa học đương thời chưa cho phép nhà khoa học người Pháp thành công trong việc giải thích các đặc điểm thích nghi hợp lí trên cơ thể sinh vật.

Với trình độ công nghệ tiên tiến như ngày nay, các nhà khoa học đã lần đầu tiên chứng minh được những học thuyết của Lamarck có cơ sở khoa học. Một nghiên cứu hồi tháng 2 vừa qua và được đăng trên tạp chí Journal of Neuroscience đã chỉ ra rằng những tác động ngoại cảnh làm tăng trí nhớ và khả năng học theo ở chuột và những khả năng này tiếp tục được duy trì ở thế hệ sau của những con chuột được thí nghiệm. Điều này đã góp phần làm sáng tỏ hơn học thuyết của Lamarck.

Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 11/2009 trên tạp chí Endocrinology cũng đã cho thấy rằng con của những con chuột được cho ăn với chế độ giàu chất béo trong quá trình mang thai cũng sẽ tăng lượng insulin khi sinh ra.

Phát hiện nước trên Mặt trăng


40 năm sau khi tàu Apollo 11 đưa con người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tuyên bố họ đã tìm thấy những dấu hiệu về sự tồn tại của nước đóng băng trên vệ tinh lớn của Trái đất. Tàu vũ trụ Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA đang bay vòng quanh mặt trăng. Nó đã bắt đầu đo các loại bức xạ phát ra từ hành tinh này.

Những kết quả đầu tiên từ thiết bị dò tìm neutron trên tàu cho thấy băng và khí hydro có thể tồn tại bên dưới những vùng tối vĩnh cửu và các khu vực lân cận. Thiết bị dò tìm neutron phát hiện nước hoặc hydro bằng cách đo bức xạ neutron phát ra từ bề mặt của mặt trăng. Nếu cường độ bức xạ ở một khu vực nào đó giảm so với những nơi khác thì rất có thể khu vực ấy có nước hoặc hydro.

Ra mắt hệ thống tia laser mạnh nhất thế giới


Vào ngày 29/5/2009, sau hơn 10 năm miệt mài nghiên cứu với chi phí khoảng 3,5 tỉ USD, các nhà khoa học Mỹ đã hoàn thành công trình nghiên cứu tia laser mạnh nhất thế giới, có khả năng tái tạo sức mạnh năng lượng của một quả bom hydro.Tia laser do cơ sở National Ignition Facility (NIF) thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore tại bang California (Mỹ) tạo ra, bao gồm 192 tia, có khả năng phát ra năng lượng nhiều hơn 60 - 70 lần so với hệ thống gồm 60 tia của Đại học Rochester.

Với tính năng có thể dự đoán chức năng của đầu đạn hạt nhân, tia laser của NIF có thể được sử dụng trong lĩnh vực vật lý thiên thể, cho phép các nhà khoa học đưa ra những điều kiện giống với lõi hành tinh và hệ Mặt Trời mới. Bằng việc xác nhận tia laser của NIF, Bộ Năng lượng Mỹ đã mở đường cho một loạt các thí nghiệm tiếp theo vào năm sau nhằm có thể tạo ra sức nóng và áp suất như ở lõi Mặt Trời.

Tăng quỹ cho nghiên cứu khoa học


Năm 2009, Mỹ đã thông qua gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử trị giá 787 tỷ đô la để giúp nền kinh tế phục hồi do suy thoái toàn cầu. Bên cạnh đó, chính quyền của tân tổng thống Barack Obama cũng đã đạt được một bước đột phá trong việc phát triển “năng lương xanh” khi quyết định dành thêm 21 tỷ đô la cho việc nghiên cứu khoa học nhằm phát triển các nguồn năng lượng có thể tái tạo, thay thế cho nguồn liệu hóa thành đang ngày càng cạn kiệt.

Nghiên cứu các nguồn năng lượng có thể tái tạo là ưu tiên hàng đầu của gói kinh phí hỗ trợ này. Những nguồn năng lượng tái tạo được nghiên nghiên cứu bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các nguồn năng lượng thay thế khác. Theo đó, những cá nhân và tập thể sử dụng hay sản xuất các nguồn tái tạo sẽ được giảm 30% thuế.

  • Hà Hương (Theo Americanscientific)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,