221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1252798
10 “thất vọng” của môi trường thế giới 2009
0
Article
null
10 “thất vọng” của môi trường thế giới 2009
,

Bên cạnh những thành tựu đáng chú ý, môi trường Trái đất năm 2009 cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ không nhỏ do những tác động của con người cũng như từ tự nhiên...

1. Ấm lên toàn cầu diễn ra nhanh hơn chúng ta nghĩ

Mô tả ảnh.

Năm 2009 chứng kiến những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà lãnh đạo thế giới trong việc chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu. Mặc dù vậy, khí hậu vẫn tiếp tục biến đổi nhanh chóng, bằng chứng là băng ở Bắc cực đang tan với tốc độ đáng quan ngại. Chính vì thế biến đổi khí hậu là chủ đề  môi trường được quan tâm nhất trong 2009.

2. Các đại dương đang bị axit hóa

Mô tả ảnh.

Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vẫn không ngừng gia tăng đã khiến khí hậu toàn cầu biến đổi nhanh chóng. Ngoài ra, sự gia tăng lượng khí thải CO2 cũng đang làm các đại dương ngày càng bị axit hóa.

Theo những số liệu nghiên cứu khoa học mới nhất, nồng độ chất axit trong các đại dương đã tăng gấp 1/3 lần so với trước thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới. Các nhà khoa học lo ngại rằng nếu lượng khí gây ra hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng nhanh với tốc độ như hiện nay, nồng độ axit trong nước biển sẽ tăng thêm 120% vào năm 2060 – mức cao nhất trong 21 triệu năm của lịch sử Trái đất.

3. Hạn hán tiếp tục tàn phá Kenya

Mô tả ảnh.

Trong năm 2009, hàng chục con voi và hàng trăm động vật khác ở Kenya đã bị chết do không có nước uống vì đợt hạn hán kéo dài hơn một thập kỷ qua ở quốc gia châu Phi này khi suốt 3 năm qua, hầu như không có một trận mưa nào tại Kenya.

Nguyên nhân của đợt hạn hán kỷ lục này vẫn chưa được các nhà khoa học làm rõ. Một số thì cho rằng là do biến đổi khí hậu, trong khi một số người theo chủ nghĩa hoài nghi lại cho là do chu kỳ thời tiết của Trái đất.

4. Mỹ thờ ơ với việc bảo vệ chó sói

Mô tả ảnh.

Tháng 5 vừa qua, Cục Quản lý cá và sinh vật hoang dã Mỹ (Fish and Wildlife Service) đã chính thức loại loài chó sói xám ở miền bắc vùng Rockies, bang Colorado ra khỏi danh sách những động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Mỹ.

Một số nhà bảo vệ môi trường cho rằng quyết định trên là một thất bại đối với môi trường. Không lâu sau đó, các nhà quản lý sinh vật hoang dã ở Idaho và Montana đã lần đầu tiên cho phép săn cho sói sau nhiều thập niên cấm. Hậu quả đã khiến 114 con chó sói ở Idaho và 74 con ở Montana bị giết hại bởi những tay thợ săn.

5. Cá mập và cá nhồng Barracudas Caribbean đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng

Mô tả ảnh.

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng một số loài ăn thịt ở vùng biển Caribbean như loài cá mập và cá nhồng Barracudas đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì không có đủ thức ăn do các rạn san hô ở đây bị các ngư dân khai thác quá mức.

Một nguyên nhân nữa đe dọa tới sự sinh tồn của hai loài ăn thịt khổng lồ ở Caribbean này là do sự xâm chiếm của các loài ăn thịt nhỏ như loài nhím biển. Loài cá có nguồn gốc từ Thái Bình Dương đang cạnh tranh quyết liệt nguồn thức ăn vốn ngày càng ít đi với loài cá mập và cá nhồng Barracudas.

6. Hết hy vọng cứu vãn băng ở Bắc cực?

Mô tả ảnh.

Những tảng băng lớn ở Bắc cực vẫn đang dần tan chảy, đặc biệt vào những tháng mùa hè, bất chấp những nỗ lực của chúng ta. Vấn đề băng Bắc cực được đề cập cách đây hơn một thập niên, nhưng năm nay nó nhận được rất nhiều sự quan tâm từ công chúng và vấn đề này cũng đang được các nhà lãnh đạo thế giới bàn thảo tại hội nghị về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch).

Sự biến mất của các tảng băng lớn tại Bắc cực đang đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của các loài gấu, hải cẩu, chim cánh cụt,... ở  Bắc cực. Ngoài ra, băng tan chảy khiến mực nước biển tăng lên nhanh chóng, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người ở các vùng ven biển trên thế giới.

7. Vệ tinh theo dõi khí thải CO2 rơi xuống biển

Mô tả ảnh.

Một vệ tinh thuộc sứ mệnh nghiên cứu tình trạng Trái đất ấm dần lên trị giá 270 triệu USD của Mỹ đã rơi xuống biển gần châu Nam cực vài phút sau khi được phóng lên không gian tại bang California vào ngày 24/2/2009.

Thất bại trên được xem là một đòn mạnh giáng vào sứ mạng giám sát Trái đất và môi trường từ trên không gian của NASA. Cơ quan này hiện đang có 5 vệ tinh giám sát nhiệt độ không khí và nước, lượng mưa và nồng độ ozone trên quỹ đạo.

8. Loài vượn cáo ở Madagascar trở thành đặc sản trong các nhà hàng

Mô tả ảnh.

Loài vượn cáo là những động vật vô cùng quý hiếm trong rừng mưa nhiệt đới ở Madagascar. Tuy nhiên loài động vật đặc trưng của hòn đảo Madagascar này đang phải đối mặt với những nguy cơ tuyệt chủng do bị giết để làm các món đặc sản cho các nhà hàng ở đây.

Trước đây, loài động vật quý hiếm này đã được chính quyền Madagascar bảo vệ rất nghiêm ngặt, nhưng kể từ khi Tổng thống Marc Ravalomanana rời nhiệm sở, nạn săn bắn trái phép loài vượn cáo trong các khu rừng quốc gia diễn ra một cách công khai. Những con vượt cáo bị giết hại sẽ được chế biến thành các món đặc sản tại các nhà hàng phục vụ khách nước ngoài.

9. Mực nước ngầm ở Ấn Độ bị suy giảm nghiêm trọng

Mô tả ảnh.

Từ năm 2002-2008, khoảng 109 tỉ m3 nước đã biến mất khỏi các tầng nước ngầm trong các vành đai nông nghiệp Haryana, Punjab, Rajasthan và Thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm  bay không gian Goddard của NASA ở Maryland (Mỹ) đã dựa trên dữ liệu do vệ tinh  GRACE (vệ tinh thí nghiệm khí hậu và xác định lực hấp dẫn của Trái đất) thu thập được để tính ra con số này và công bố trên Tạp chí Nature vào tháng 8/2009.

Theo ông Rodell, Giám đốc dự án chính sách nước toàn cầu  ở Los Lunas, Mỹ, con người chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Việc khai thác quá mức để phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đã làm tốc độ cạn kiệt của các tầng nước ngầm ở khu vực bắc Ấn Độ diễn ra nhanh hơn tốc độ tái tạo và hồi phục tự nhiên của nguồn nước.

10. Chính sách thân thiện với môi trường của Tổng thống Mỹ Obama không mấy suôn sẻ

Mô tả ảnh.

Vấn đề môi trường được Tổng thống Mỹ, Barack Obama đặc biệt quân tâm khi ông đã bổ nhiệm những nhà khoa học hàng đầu vào các vị trị quan trọng của chính phủ như Tiến sĩ  Steven Chu, người đoạt giải Nobel vật lý năm 1997, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tiến sĩ Jane Lubchenco, Giáo sư bộ môn sinh học hải dương và thay đổi khí hậu tại Đại học Oregon, làm lãnh đạo Cục Đại dương và Khí quyển quốc gia.

Tuy nhiên, tham vọng theo đuổi chính sách thân thiện với môi trường của Tổng thống Barack Obama đã vấp phải những sự phản đối mạnh mẽ từ Lưỡng viện, những người luôn muốn đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu.

  • Hà Hương (Theo National Geographic)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,