221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1250985
10 vấn đề chính của Hội nghị khí hậu toàn cầu Copenhagen
0
Article
null
10 vấn đề chính của Hội nghị khí hậu toàn cầu Copenhagen
,

Hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu toàn cầu Copenhagen đang diễn ra, giới khoa học, công chúng và phần lớn các quốc gia đều nhất trí việc cần thiết phải giảm lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, để cả cộng đồng quốc tế đạt được một thoả thuận như vậy quả không dễ dàng. Dưới đây là 10 vấn đề chính của Hội nghị Copenhagen lần này.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Le Figaro.

1. Thách thức tại Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu Copenhagen

Thách thức của hội nghị thượng đỉnh Copenhagen cũng chính là thách thức của toàn nhân loại. Dưới sự chủ trì của Liên Hợp Quốc, Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen quy tụ 192 quốc gia trên thế giới nhằm ký kết một thoả thuận toàn cầu chống lại sự nóng lên của trái đất.

Trước đó, tháng 7/2009, đại diện các nước G20 nhóm họp tại Ý đã đồng ý việc giữ nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C từ nay đến năm 2050. Con số này được đưa ra sau báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) về những thảm hoạ có thể xảy ra do sự tăng nhiệt độ trái đất.

Như vậy, Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen phải đưa ra được một hiệp ước kế tiếp nghị định thư Kyoto, được ký kết năm 1997 và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Nghị định thư Kyoto buộc 38 nước công nghiệp phát triển nhất phải giảm 5% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến 2012 (so với năm 1990). Về phần mình, các nước đang phát triển không phải chịu ràng buột xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải. Hiện nay, Nghị định thư đã được phê chuẩn bởi 174 quốc gia. Hoa Kỳ vẫn luôn từ chối tham gia ký kết văn bản này. Thách thức của Hội nghị Copenhagen là việc tăng cường và mở rộng các biện pháp được thực hiện bởi các nước công nghiệp, bằng cách đưa Hoa Kỳ và các nước mới nổi tham gia nghị định thư.

Theo đại sứ đặc mệnh Pháp về các vấn đề khí hậu, mục tiêu đề ra bởi IPCC chưa thể đạt được khi chỉ có một vài nước tham gia thực hiện. Hơn nữa, sau khi ký kết nghị định thư Kyoto, những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ đều đi theo con đường công nghiệp hoá và trở thành những nước có lượng khí thải CO2 rất lớn. Bên cạnh đó là những quốc gia khác như Ả rập Xê út.

Đây cũng chính là khó khăn của hội nghị lần này. Các chính phủ khó lòng đạt được thoả thuận về thời hạn, phân bổ chỉ tiêu, và cơ chế. Nhiều nước, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất, luôn phản đối những điều khoản bắt buộc gây bất lợi cho mình. Về phần mình, các nước đang phát triển đã sẵn sàng trao đổi hạn ngạch carbon để nhận được sự giúp đỡ tài chính từ các nước giàu.

2. Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen đã đựợc chuẩn bị như thế nào?

Những cuộc thảo luận kéo dài từ lâu nhưng ít khi đạt được thoả thuận. Hội nghị tại Bali, Indonesia năm 2007 đề xuất các nước mới nổi giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, và buộc các nước giàu giảm 25-40% lượng phát thải so với năm 1990. Các cuộc họp liên tiếp được tiến hành trong không khí căng thẳng, tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế đã khiến việc đàm phán trở nên khó khăn.

Ba hội nghị tiếp theo tại Bonn, Bangkok, Barcelona đều đối mặt với trở ngại cũ: Một mặt, các nước công nghiệp e ngại việc đảm nhận trọng trách tài chính. Mặt khác, các nước mới nổi cho rằng họ là nạn nhân chứ không phải là thủ phạm của sự nóng lên toàn cầu, đồng thời từ chối việc ký kết vào những điều khoản bắt buộc gây bất lợi. Bên này chờ đợi quyết định của bên kia trước khi đưa ra quyết định của chính mình, trong khi tất cả đều tuyên bố sẽ làm hết sức để đóng góp cho sự thành công của Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen...

3. Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen sẽ giải quyết những vấn đề gì?

Với một tập tài liệu hàng trăm trang, bao gồm tất cả các đề xuất của các quốc gia, nêu lên mục tiêu chính là hạn chế việc nhiệt độ tăng thêm 2oC không nhận được sự đồng thuận của nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc. Bởi, nó áp đặt các quốc gia từ năm 2020 phải giảm 50% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2050. Một mục tiêu cao như vậy khó có thể đi đến thành công, theo Laurence Tubiana, giám đốc của Viện Phát triển bền vững và Quan hệ Quốc tế (IDDRI).

Một điểm đáng lo ngại khác, nhiều nước như Canada, Úc, Tây Ba Nha, Ý, Áo... cho rằng, việc giảm lượng phát thải khí từ 25-40% mà các nước công nghiệp phải cam kết từ nay đến 2020, theo lộ trình Bali, là không thể đạt được.

Cuối cùng, cần phải thuyết phục các nước đang phát triển hành động để giảm thiếu lượng phát thải khí nhà kính tại quốc gia họ nhằm đánh giá hiệu quả của nó. Điều mà một số nước từ chối, vì lo sợ sự can thiệp quá nhiều từ bên ngoài. Giai đoạn khó khăn nhất của các cuộc thảo luận vẫn là số tiền hỗ trợ tài chính mà các nước giàu dành cho các nước nghèo.

4. Chi phí dành cho việc này và ai sẽ chi trả?

100 tỷ euros/năm là đầu tư ước tính cần thiết từ nay đến năm 2020 để hỗ trợ các nước nghèo phải đối mặt với biến đổi khí hậu toàn cầu và hậu quả của nó. Đây là khoản tiền mà Mỹ và Nhật Bản vẫn từ chối công bố. Tuy nhiên, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA, từ nay đến 2030, cần phải chi 7 nghìn tỷ euros cho việc đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo nhằm tránh những tổn thất không thể cứu vãn do sự nóng lên của khí hậu. Kế hoạch "Copenhagen: dự án cho thế giới" được Pháp ủng hộ có vẻ hợp lý với số tiền 490 tỷ trong 20 năm, tức khoảng hai mươi tỷ euros mỗi năm.

Vấn đề mấu chốt ở đây là nước nào sẽ chi tiền? Các nước nghèo cho rằng các nước giàu phải trả tiền bởi họ là những nước gây ô nhiễm nhiều nhất. Cũng theo các nước này, các nước giàu đã thực hiện nỗ lực ít nhất cho tới nay, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.

5. Tại sao Hoa Kỳ có thể khiến Hội nghị Copenhagen thất bại?

Nếu Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen thất bại, người Mỹ sẽ được coi là thủ phạm chính, không kể một vài nhà đàm phám có nhiệm vụ chuẩn bị cho hội nghị này.

Theo các quốc gia, Hoa Kỳ, nước đứng thứ 2 trên thế giới về gây ô nhiễm môi trường, và vẫn chưa phê chuẩn Nghị định thư, buộc phải cam kết đưa ra một chương trình rõ ràng. Đây chính làm điểm có thể khiến Hội nghị Copenhagen thất bại. Trong chuyến thăm Singapor ngày 14/11 vừa qua, Barack Obama đã tuyên bố một thoả thuận ràng buộc pháp lý khó có cơ hội để thành công.

Tại sao vị tổng thống, vốn tỏ ra lo lắng về tình hình môi trường trong suốt chiến dịch vận động tranh cử của mình, đồng thời muốn thúc đẩy chương trình phát triển năng lượng tái tạo tham vọng nhất lịch sử Hoa Kỳ (100 tỷ euros/10 năm) lại đột ngột trở nên thờ ơ như vậy?

Có thể nói, trước hết, sự ủng hộ của công chúng Mỹ dành cho Obama đã giảm mạnh. Đa số người dân nước này không hề quan tâm tới tương lai của khí hậu trong 10 năm tới, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã đạt tới con số kỷ lục và một triệu người mất nhà cửa.

Hơn tất cả, Barack Obama hiểu rằng Mỹ không thể tham gia vào một con đường đạo đức mà không triệt để thay đổi lối sống của họ. Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc lại các thành phố, phương thức vận tải, nông nghiệp, sản xuất năng lượng... đòi hỏi một khối lượng công việc rất lớn.

Mặc dầu vậy, Nhà Trắng đang nỗ lực thông qua dự luật khí hậu (climate bill). Tuy nhiên, đây là một việc làm hết sức khó khăn khi khó có thể thuyết phục các nghị sỹ của Đảng Dân chủ chấp nhận việc các ngành công nghiệp của họ phải chịu thuế đặc biệt về môi trường.

Nếu ký Nghị định thư Kyoto, Obama có nguy cơ bị chỉ trích bởi Quốc hội mà không đạt được gì. Obama không thể khiến Bill Clinton, người đã ký hiệp định thư Kyoto mà ký nghị định Kyoto, nhưng chưa được Quốc Hội phê chuẩn, thất bại. Ông ta cũng không thể đi theo những chủ trương của người tiền nhiệm, bởi điều này có nguy cơ khiến chủ nghĩa chống Mỹ vốn âm ỉ từ lâu bùng lên.

6. Trung Quốc có thể đem đến bất ngờ?

Đây có thể là một tin tốt đẹp của Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen. Trung Quốc, dù được coi là quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất hành tinh, lại tỏ ra không hài lòng về kỷ lục này. Và nếu như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vốn không mặn mà với việc ký kết một hiệp định quốc tế bắt buộc như vậy, cũng tỏ ra thiện chí khi thực hiện chủ trương khôi phục rừng với quy mô lớn (6,1 tỷ cây đã được trồng trong 6 tháng qua), đồng thời đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ xanh.

Cần phải nói thêm rằng, Trung Quốc là một nước có nhiều thiên tai: hạn hán hoành hành thường xuyên, ô nhiễm nặng tại các thành phố, mưa axit trầm trọng trên diện rộng... Người Trung Quốc vì thế cũng ý thức được việc họ không thể đi theo vết xe đổ của các nước giàu mà không gặp hậu quả.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng cam kết giảm mạnh chi phí các-bon trong tăng trưởng kinh tế từ nay đến 2020. Trung Quốc cũng có ý định học tập Châu Âu đánh thuế cac-bon (năm 2011) và áp dụng thị trường trao đổi định mức C02 theo mô hình châu Âu năm 2012. Giàu có và quyền lực, Trung Quốc hoàn toàn có những biện pháp thực hiện tham vọng này và tìm ra giải pháp cho cuộc cách mạng xanh nhằm thoát ra khỏi vị trí là nước gây ô nhiễm nặng nhất thế giới.

7. Vai trò của Châu Âu

Châu Âu muốn là tấm gương đi đầu trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu. Hơn nữa, Châu Âu có một kế hoạch đầy tham vọng khi áp đặt giảm 20% lượng khí thải phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính so với năm 1990, cũng như 30% theo thỏa thuận quốc tế.

Ngoài ra, Châu Âu cũng được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đánh giá cao nhờ những tuyên bố thiện chí liên quan tới việc viện trợ tài chính cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc phân bổ ngân khố Châu Âu, ước tính khoảng 2-15 tỷ euros/năm trong số 100 tỷ dành cho viện trợ tài chính ở các nước đang phát triển, với một ngân sách hàng năm từ 5-7tỷ euros trong 3 năm đầu tiên, vẫn chưa được giải quyết. Những nước nghèo nhất đang vận động để có được một khoản viện trợ cố định dựa trên GDP, trong khi đó, các nước giàu nhất lại muốn chia theo tỷ lệ ô nhiễm môi trường của mỗi nước.

8. Vai trò của các nước đang phát triển?

Châu Phi là châu lục gây ô nhiễm ít nhất (chiếm 4% tổng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu), nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi sự nóng lên toàn cầu. 52 quốc gia Châu Phi, đại diện bởi Meles Zenawi, Thủ Tướng Ethyopia, đã bày tỏ sự sẵn sàng thắng thế trong các cuộc đàm phán, mặc dù một thoả thuận được hậu thuẫn bởi Liên hợp quốc cần được nhất trí thông qua. Các nước Châu Phi yêu cầu các nước giàu cam kết giảm 40% lượng khí thải của họ từ nay đến 2020, so với mức đạt được năm 1990. Meles Zenawi tuyên bố, Châu Phi đã đạt được thoả thuận với nhau về số tiền viện trợ mà họ kêu gọi các nước giàu chi trả để bù đắp những tác động của biến đổi khí hậu.

Về phía mình, các quốc gia Trung Mỹ công bố con số 105 tỷ đô la sẽ đưa ra cho các nước giàu. Các quốc đảo, nơi phải gánh chịu những hậu quả trực tiếp của việc khí hậu nóng lên, sẽ không quên nhắc nhở các nước giàu rằng mục tiêu hạn chế tăng 2 độ từ nay đến 2050 gây ảnh hưởng sống còn của các quốc gia này.

9. Thất bại hay cách mạng?

Hoa Kỳ đã công bố ý định đưa ra một mục tiêu giảm thiểu lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Dù vậy, Hội nghị thượng đỉnh Copenhaghen vẫn có thể đi đến thất bại. Hiệp ước hay thoả thuận, tự nguyện hay bắt buộc, Copenhaghen là bước đánh dấu quan trọng cho việc chuẩn bị một kỷ nguyên hậu dầu mỏ. Theo Fatih Birol, chuyên gia kinh tế của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, "Một thỏa thuận mang tính ràng buộc sẽ là một cuộc cách mạng năng lượng. Điều này cho phép tập trung đầu tư vào những công nghệ hạn chế thải khí CO2, để chống lại sự nóng lên toàn cầu và ngăn ngừa giá nhiên liệu hóa thạch tăng gấp đôi vào năm 2030. "

10. Liệu có khả năng một kế hoạch B?

Có. Cuộc họp tại Barcelona diễn ra vào đầu tháng 11 nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán khiến hy vọng đạt được một thoả thuận tại Copenhagen bị thu hẹp.

Một văn bản chung khoảng 10 trang có thể được ký kết, khiến các nước phải có những ràng buộc về mặt chính trị. Quá trình hoàn thiện văn bản này sẽ được tiếp tục nhằm đạt được việc ký kết một thoả thuận ràng buộc pháp lý bắt buộc tại Mexico cuối năm 2010. Giải pháp này sẽ cho phép những người có liên quan giữ được thể diện trước sự quan tâm của cộng đồng thế giới đồng thời tránh mang tiếng thất bại thảm hại cho Hội nghị đình đám này.

  • Mai Anh (Theo Le Figaro)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,