221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1250312
Bùng phát nạn săn bắt tê giác tràn lan trên toàn cầu
0
Article
null
Bùng phát nạn săn bắt tê giác tràn lan trên toàn cầu
,

Theo báo cáo mới nhất của Mạng lưới kiểm soát việc buôn bán các loài hoang dã (TRAFFIC) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nạn săn bắt tê giác đang gia tăng trên toàn thế giới.

 

Mô tả ảnh.
Một con tê giác mẹ 39 tuổi thuộc loài tê giác Ấn Độ đang giúp con tập đi. Ảnh: Kitty.

 

Tình trạng buôn bán gia tăng xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở châu Á và trở nên nghiêm trọng hơn khi những tay săn thú ngày càng tinh vi, và hiện nay sử dụng thuốc mê, chất độc, nỏ, súng để săn tê giác, báo cáo nhận định.

 

Theo số liệu mới nhất, từ năm 2006, 95% các vụ săn bắt tê giác xảy ra ở Zimbabwe và Nam Phi. “Hai quốc gia này gộp lại trở thành trung tâm của nạn săn bắt không ngừng ở khu vực nam châu Phi" ông Tom Milliken thuộc TRAFFIC cho biết.

 

Mô tả ảnh.
Sừng tê giác là đối tượng của săn lùng và buôn lậu.

 

Báo cáo đã được trình lên Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) trước kỳ họp thứ 15 của Hội nghị các nước thành viên Công ước CITES (COP 15) sẽ diễn ra vào tháng 3 tới, trong đó ghi rõ sự suy giảm hiệu quả của việc thực thi pháp luật và sự gia tăng cường độ săn bắt động vật hoang dã ở châu Phi. Tình hình là nghiêm trọng nhất tại Zimbabwe, nơi số lượng tê giác đang suy giảm nhưng tỷ lệ tội phạm về tê giác bị kết án tại đây chỉ có 3%. Mặc dù nhiều biện pháp mới đã được áp dụng, nhưng tình trạng săn bắt và buôn bán sừng trái phép ở Nam Phi vẫn gia tăng. 

  

Ông Amanda Nickson, Giám đốc Chương trình loài của WWF Quốc tế cho biết: "Cần có những hành động phối hợp ở cấp cao nhất nhằm ngăn chặn sự bùng phát nạn săn bắt tê giác tràn lan trên toàn cầu. Chúng ta có thể kêu gọi các nước quan tâm hãy tham gia Hội nghị COP 15 vào tháng 3 tới với những hành động cụ thể mà họ đã thực hiện để thể hiện sự cam kết của mình trong việc ngăn chặn nạn săn bắt và bảo vệ tê giác ngoài thiên nhiên". 

 

Mô tả ảnh.
Đầu tê giác khi đã bị chặt lấy sừng.

 

Báo cáo cũng đưa ra những lo ngại liên quan đến việc số lượng tê giác ít ỏi lại ngày càng giảm đi, cũng như tình trạng không ổn định của một số quần thể loài tê giác Sumatra và tê giác Giava ở các nước Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

  

"Các quốc gia phân bố tê giác Sumatra và tê giác Giava cần gia tăng nỗ lực nhằm đánh giá tốt hơn hiện trạng của các quần thể tê giác của nước mình, cần tăng cường các nỗ lực thực thi pháp luật tại hiện trường - ngăn chặn sự xâm phạm hay thay đổi lãnh thổ sinh sống của tê giác hơn nữa - cải thiện công tác quản lý về mặt sinh học đối với số tê giác còn lại nhằm bảo đảm tăng thêm số tê giác Sumatra và Giava ít ỏi còn lại", Tiến sĩ Bibhab Kumar Talukdar, Trưởng Nhóm chuyên gia Tê giác châu Á IUCN/SSC bày tỏ.

 

 

Mô tả ảnh.
Sừng tê giác được tiêu thụ nhiều ở Đông Nam Á và Đông Á.

Hầu hết sừng tê giác bị đưa ra khỏi khu vực nam châu Phi được chuyển đến thị trường thuốc y học cổ truyền ở Đông Nam Á và Đông Á. Ngoài ra, báo cáo cũng thể hiện mối lo ngại về tình trạng chỉ còn một quần thể tê giác Gia va duy nhất ở Việt Nam. 

    •  Theo ND

     

     

     

     

     

     

     

     

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,