221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1250104
Cơ hội cuối cùng để cứu trái đất
0
Article
null
Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen:
Cơ hội cuối cùng để cứu trái đất
,

Một nghiên cứu, được đứng đầu bởi tiến sĩ Lord Stern – một nhà nghiên cứu hàng đầu ở Anh quốc - cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen diễn ra vào 7/12 tới sẽ là cơ hội cuối cùng để thế giới cứu trái đất khỏi sự nóng lên toàn cầu.

Nếu không đạt được một hiệp định quốc tế về hạn chế sự nóng lên toàn cầu, nhiệt độ trung bình trên trái đất sẽ tăng thêm 5 độ C vào cuối thế kỷ này – điều này sẽ khiến thế giới phải đối mặt với những vấn đề vô cùng khó khăn, như di dân hàng loạt, xung đột vũ trang và nạn đói, theo báo cáo của các nhà khoa học.

Mô tả ảnh.
Thế giới phải đối mặt với những vấn đề vô cùng khó khăn, như di dân hàng loạt, xung đột vũ trang và nạn đói.(Ảnh minh họa).


Mô tả ảnh.
TS. Nicholas Stern - Ảnh: EPA

Tuy nhiên, tiến sĩ Stern, giảng viên trường đại học Kinh tế London (Anh) và đồng thời là thành viên của nhóm nghiên cứu, cho rằng vẫn còn khả năng để giữ nhiệt độ trái đất không tăng thêm quá 2 độ C trong thế kỷ này – nhưng chỉ khi các nhà lãnh đạo thế giới đồng ý cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu do Liên hợp quốc tổ chức vào tuần tới ở Copenhagen (Đan Mạch).

Mặc dù vậy, thế giới phải huy động thêm kinh phí từ các nguồn tài chính công và phí khí thải CO2 để giải quyết những vấn do biến đổi thời tiết gây ra.

Tiến sĩ Stern đã miêu tả hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Copenhagen là một hội nghị về khí hậu thu hút sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Bình luận của tiến sĩ Stern được đưa ra sau khi Hoàng tử của Xứ Wales khẳng định ông sẽ tham dự hội nghị để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra những hành động hữu hiệu để đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu.

Mô tả ảnh.
Vẫn còn khả năng để giữ nhiệt độ trái đất không tăng thêm quá 2 độ C trong thế kỷ này – nhưng chỉ khi các nhà lãnh đạo thế giới đồng ý cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. (Ảnh minh họa)


Trước đây, tiến sĩ Stern cũng đã kêu gọi thế giới cần phải giữ tỷ lệ khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong không khí ở dưới mức 550/1 triệu. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học hiện nay cho thấy rằng thế giới đang mất dần khả năng hấp thụ khí CO2 vào đất và nước biển. Do vậy, chúng ta cần phải thay đổi tỷ lệ này xuống ở dưới mức 550/1 triệu. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải giảm ½ lượng khí CO2 được thải vào bầu khí quyển hàng năm.

"Chúng ta có thể vẫn còn cơ hội 50/50 để tránh nhiệt độ trái đất tăng thêm hơn 2 độ C - mức tăng mà các nhà khoa học dự đoán có thể gây ra những biến đổi khí hậu khó lường”, tiến sĩ Stern phân tích. “Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải giảm một nửa lượng khí gây ô nhiễm thải mỗi năm như hiện nay và duy trì mức này trong những năm tiếp sau đó. Cụ thể, chúng ta cần giảm lượng khí CO2 và khí gây hiệu ứng nhà kính từ 47 tỷ tấn vào 2010 xuống còn 44 tỷ tấn vào năm 2020 và cần giảm xuống mức 20 tỷ tấn vào năm 2050".

Tiến sĩ Stern cho rằng thế giới có thể đạt được những mục tiêu này nếu các quốc gia giàu thực hiện đúng cam kết của họ. Ông đề nghị Liên minh Châu Âu cần cắt giảm 30% lượng khí thải vào năm 2020 và Anh quốc cần cắt giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào cùng thời gian này. Điều này có nghĩa là phải tạo ra cuộc cách mạng xanh trong ngành năng lượng bằng các phát triển điện hạt nhân hay các nguồn năng lượng có thể tái sinh, thay thế các phương giao thông sử dụng xăng bằng các phương tiện sử dụng điện.

Mô tả ảnh.
 Chúng ta nên ăn ít thịt hơn và hạn chế di chuyển bằng máy bay và tăng cường duy chuyển bằng xe đạp. (Ảnh minh họa).


Ngoài ra, nhà kinh tế học người Anh cũng kêu gọi mỗi cá nhân chúng ta nên ăn ít thịt hơn và hạn chế di chuyển bằng máy bay và tăng cường duy chuyển bằng xe đạp. Đồng thời, tiến sĩ Stern cho rằng các nước đang phát triển cũng phải có nghĩa vụ cắt giảm khí thải vì họ sẽ là những quốc gia chủ yếu thải ra lượng khí CO2 trong tương lai và Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

Mặc dù vậy, điều này đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính từ các nước giàu nhằm giúp các nền kinh tế kém phát triển hơn thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than bằng những công nghệ sản xuất điện tiên tiên hơn như sản xuất điện từ năng lượng mặt trời và sức gió. Các nước nghèo cũng cần được hỗ trợ tài chính để giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra, như hạn hán hay lũ lụt,...

Trong bản báo cáo vào năm 2006, tiến sĩ Lord Stern cũng đã đề nghị các nước trên thế giới cần dành 1-2% GDP hàng năm để đối phó với các vấn đề về biến đổi khí hậu. Nhưng ông cho rằng các nước giàu cần bỏ ra khoản ngân sách nhiều hơn thế.

Ông cũng đưa ra ý tưởng đánh “thuế CO2” đối với những hàng hóa và dịch gây ô nhiễm không khí, như những chuyến bay đường dài, các nhà máy gây ô nhiễm và các sản phẩm thải ra khí CO2.

Tiến sĩ Stern, hiện là giám đốc Viện Grantham chuyên nghiên cứu về biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị về khí hậu ở Copenhagen sắp tới cần phải cam kết cắt giảm lượng khí thải đồng thời cũng cần lập ra một quỹ toàn cầu để giúp đỡ các nước nghèo ít nhất khoảng 30 tỷ/năm trong thời kỳ từ nay tới năm 2015 và tăng lên 120 tỷ/năm trong những năm 2020.

  • Hà Hương (Theo Telegragh)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,