Vùng lưu vực sông
Bão Durian gây nhiều thiệt hại tại Bến Tre năm 2006 - Ảnh: Vân Trường. |
Câu chuyện giải cứu đồng bằng sông Mississippi (bang Louisiana) thật sự là “cây đinh” của hội thảo quốc tế tổ chức tại Trường ĐH Cần Thơ ngày 10-12 với sự tham gia của đại diện các nước thuộc lưu vực sông Mekong và Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS).
Đất đai dần dần biến mất
Theo các chuyên gia USGS, những công trình xây dựng, phát triển và chuyển đổi canh tác đã làm tổn thương dòng sông và đồng bằng
Cũng như sông
Những năm gần đây, những biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu đã xảy ra, tác động tiêu cực đối với ĐBSCL. Đó là tình trạng hạn hán kéo dài hơn, bão lớn bất thường như bão Durian cuối năm 2006, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền hằng năm, có nơi hơn 100km, gây thiệt hại rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, tình trạng ngập lụt tại các đô thị đã xảy ra thường xuyên hơn.
Chống ngập kiểu Mỹ
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng là điều không thể tránh khỏi, vì vậy việc giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra là điều quan trọng nhất. Chuyên gia của USGS, bà Cindy Thatcher, hài hước: “Rất may là không phải ngủ một đêm thức dậy là nước biển đã dâng ngập hết nên chúng ta có đủ thời gian để ứng phó”. Bà nêu kinh nghiệm ở đồng bằng
Một biện pháp rất tốn kém khác cũng được thực hiện là bơm đất bùn phù sa không sử dụng ở những con sông gần đó vào những khu vực bị ngập. Theo bà Cindy Thatcher, cách này rất hiệu quả, làm tăng diện tích đất sản xuất, giảm vùng bị ngập. Bởi vì nếu đắp đê bơm nước vùng bị ngập ra thì có khả năng bị tái ngập và phát sinh điểm ngập mới. Ngoài ra, để làm chậm tình trạng ngập nước ở vùng đồng bằng, bà đề nghị chính quyền nên cố gắng phục hồi bờ biển và rừng phòng hộ để giảm thiểu yếu tố tác động làm xói lở, mất đất. Đồng thời phải tạo điều kiện cho hệ sinh thái tự nhiên phát triển, tăng tỉ lệ bồi đắp hữu cơ cho sông, biển.
Theo tiến sĩ Scott Wilson, việc phục hồi đất bị mất ở đồng bằng
USGS cam kết sẽ tiếp tục hợp tác, chia sẻ thông tin với VN, cụ thể là Viện Dragon (ĐH Cần Thơ), cũng như hỗ trợ công cụ nghiên cứu, dự báo phục vụ việc chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở ĐBSCL.
Tiến sĩ Chu Thái Hoành, Viện Nghiên cứu thủy lợi quốc tế (IWMI, Lào), có cách tiếp cận mềm dẻo hơn khi nói: “Không nên xem nước mặn là hạn chế mà xem đó là tài nguyên cần khai thác phục vụ đời sống”. Ông dẫn chứng: dự án ngọt hóa Quản Lộ - Phụng Hiệp ở bán đảo Cà Mau cho thấy những vùng ngọt thì trồng lúa cho thu nhập cao, còn vùng chưa ngọt thì nuôi trồng thủy sản rất hiệu quả. Người nghèo giảm nhiều, trong đó người nuôi thủy sản giàu hơn người trồng lúa.
-
(Theo TT)