Thị trưởng thành phố Sydney, và cô bé 14 tuổi Parrys Raines được biết đến với tên gọi “Cô gái Khí hậu” là hai người đầu tiên truyền tay quả cầu này. |
Khối cầu này vừa được giới thiệu ngày 3/12 tại TP. Sydney, Australia. Thị trưởng thành phố Sydney, ông Clover Moore MP và cô bé 14 tuổi Parrys Raines được biết đến với tên gọi “Cô gái Khí hậu” (www.climategirl.com.au) là hai người đầu tiên truyền tay quả cầu này. “Khối cầu tập thể” sẽ được chuyển đến Đan Mạch, đặt trước các nhà lãnh đạo thế giới trong suốt thời gian diễn ra hoạt động Giờ Trái đất tại Copenhagen khi mà toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng của thành phố sẽ được tắt trong một tiếng đồng hồ từ 7 giờ tối thứ tư, ngày 16-12.
Trong suốt hành trình di chuyển của mình, quả cầu sẽ được chuyển qua tay rất nhiều người bảo vệ danh dự. Quả cầu sẽ tới thành phố Copenhagen thông qua một Chuyến tàu Khí hậu (www.traintocopenhagen.org) vào thứ 7, ngày 5-12, nơi sẽ diễn ra nhiều chiến dịch khí hậu khác nữa.
Thủ đô Đan Mạch Copenhagen, nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu. |
Giám đốc điều hành Chiến dịch Giờ trái Đất, ông Andy Ridley cho biết, đã có hàng trăm triệu người ở trên 4.000 thành phố, thị trấn của 88 quốc gia tham gia chiến dịch Giờ Trái đất 2009, họ đã bầu chọn cho trái đất và chống lại sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn – một bằng chứng cho thấy nhân dân toàn thế giới đang kêu gọi và trông đợi các nhà lãnh đạo phải có một hành động rõ ràng dứt khoát về vấn đề biến đổi khí hậu.
“Khối cầu tập thể” thể hiện tinh thần hợp tác của toàn nhân loại. Nó chuyển tải tiếng nói của người dân trên thế giới kêu gọi về một sự thay đổi thực sự trong cuộc chiến toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu.” Ông Ridley nói.
Hình ảnh nàng tiên cá quen thuộc của đất nước Đan Mạch. |
Các gợi ý về tài liệu để đưa vào trong “Khối cầu tập thể” đang được tranh luận nhiệt tình trên toàn thế giới qua các mạng xã hội. Ngoài những đóng góp từ các cá nhân, “Khối cầu tập thể” cũng sẽ lưu giữ những báo cáo quan trọng về biến đổi khí hậu của những nhà khoa học xuất chúng nhất trên toàn thế giới, đại diện của những con người mang tâm huyết về sự an toàn của Trái đất đến sự cần thiết phải hành động về biến đổi khí hậu và đại diện của các nhà lãnh đạo các thành phố lớn trên thế giới cũng kêu gọi hành động vì biến đổi khí hậu.
“Khối cầu tập thể” cũng dành đủ bộ nhớ để các nhà lãnh đạo thế giới lưu giữ chương cuối cùng của Hội nghị – một thỏa thuận bắt buộc về tương lai của hành tinh xanh.
-
Theo ND