221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1261551
Chuyện lò đốt rác bệnh viện: Không thể giấu kín
0
Article
null
Chuyện lò đốt rác bệnh viện: Không thể giấu kín
,

- Gần đây rộ lên việc xử lý rác thải, nhất là rác thải độc hại. Việc xử lý rác thải là một quy trình phức tạp, nếu không dùng đúng lò đốt thích hợp thì vô hình trung chỉ biến độc hại ở dạng này thành độc hại dạng khác. Vấn đề là chọn lò đốt nào, nội hay ngoại?

Câu chuyện kể sau đây đặt ra một chấm hỏi với các nhà quản lý.

Nhân có mấy ngày nghỉ tôi về Thành Nam. Đến xem người của bệnh viện P. vận hành lò đốt rác thải y tế độc hại bằng lò (mới mua) của Nhật Bản - CHUWASTAR. Vừa đến, thấy ông “thợ” đốt lò đang cầm chiếc thuốn sắt dài trên 2 mét, chọc ngoáy vào đống lửa đỏ rực trong lòng lò. Lại gần, nước rơi lộp bộp vào người. Ngước nhìn bảng có dòng chữ số báo nhiệt độ là 1050 độ C. Theo ông “thợ” đốt lò thì: “Rau thai phải chôn, đốt ở lò này không cháy”. Tôi tỏ ý nghi ngờ, ông kéo tay tôi, ra tận chiếc thùng nhựa, mở nắp thùng, chỉ tôi bọc rau thai, (ảnh) và rằng, “bỉm còn chẳng cháy nổi nữa là”.

Mô tả ảnh.
Rau thai

Tôi thật sự băn khoăn. Vào một mạng thông tin tôi lại càng băn khoăn hơn khi đọc thấy: “33% bệnh viện tuyến huyện và tỉnh không có lò đốt chuyên dụng, 27% rác thải y tế đốt ngoài trời hoặc chôn”. Có người còn nói thêm: những phòng khám tư, nạo thai, họ vứt ngay vào đống rác ngoài phố? Theo các nhà chuyên môn thì “cứ 4kg rác thải y tế có 1kg đã bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm”. Nghe mà nổi da gà.

Nghe nói tỉnh Hải Dương đã trang bị một loạt lò đốt rác của Nhật Bản, giống lò của Bệnh viện P mà tôi đã kể ở trên. Tôi lại tìm đến bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Bệnh viện khá vắng lặng. Tìm đến lò đốt rác thì cổng đóng then cài. Còn nhờ người đi tìm “chủ lò”, đứng vẩn vơ, thấy một chị trong bộ đồng phục màu xanh da trời của bệnh viện, xách mấy túi rác thải, đi về phía lò. Chị mở khóa, bỏ rác vào thùng. Tôi mừng rỡ làm quen. Và ngỏ ý muốn được xem lò đốt rác của bệnh viện. Chị bảo với tôi là về muộn quá, sáng nay, vừa đốt xong. Lò vừa mới tắt đi mấy tiếng, bây giờ không còn rác để đốt.

Tôi đứng trò chuyện với chị hộ lý (chị tự giới thiệu). Và tôi ngỏ ý muốn chị giúp tôi mấy cái rau thai. Chị khuyên tôi: “Nếu dùng rau thai chữa được bệnh nào đó, có khi lại nhiễm phải bệnh HIV/AIDS. Ở đây chúng tôi không ai dám lấy. Tôi vừa bỏ một chiếc vào thùng rác - chị chỉ tay về phía mấy cái thùng đựng rác trong nhà.

Mô tả ảnh.
Cời rác

Sau tôi cũng gặp được người chuyên đốt rác. Ông ta cho biết: “Lò dùng được hơn mười tháng, tất thảy mọi loại rác thải nguy hại của bệnh viện đều thiêu hủy được hết, cả rau thai, hay bất cứ thứ gì cắt ra”. Tôi chỉ nghe vậy nhưng chưa được chứng kiến bằng mắt.

Thực sự khó hiểu và hoang mang: cùng một loại lò CHUWASTAR, nhưng nơi này bảo có thể đốt được tất cả những gì cần đốt còn nơi kia lại bảo là không!

Hành trình tiếp theo, tôi đi tìm hiểu loại lò đốt rác thải công nghiệp và rác thải y tế do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo và đã thương mại hóa.

Khi bước vào Bệnh viện 74 (Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương) “đóng” ở Phúc Yên. Khác với bất cứ bệnh viện nào ở Hà Nội, mặc dù chỉ cách Hà Nội hơn 30km đường ô tô. Khuôn viên bệnh viện rộng, thoáng đãng, bệnh nhân loáng thoáng đôi ba người. Tôi có cảm giác đây là trại an dưỡng hơn là bệnh viện mà hàng ngày phải chứng kiến ở Hà Nội. Cứ đi, đi đến góc cuối tường khuôn viên bệnh viện, thấy biển đề khu xử lí rác thải.

Tiếp cận lò đốt rác của bệnh viện, ông công nhân đốt rác cho biết, hôm nay không phải ngày đốt rác. Tôi tự mở cửa lò, chụp một pô ảnh tro nguội, và theo chân người lấy tro đi chôn lấp, tại một hầm bê tông kiên cố gần như cái boong ke thời Pháp chiếm đóng.

Tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về lò đốt rác. Người đốt lò hướng dẫn tôi đến Văn phòng của bệnh viện trên tầng hai. Chờ chừng mươi phút, tôi được BS chuyên khoa cấp II, Giám đốc bênh viện Đặng Văn Khoa tiếp chuyện.

Tôi trình bày lí do muốn được hiểu biết về lò đốt rác thải y tế của bệnh viện. Trong bầu không khí cởi mở, chén nước chè đượm khói tỏa mùi thơm, vốn không nghiện, tôi vẫn muốn nhấp hớp nước chè nước xanh ngà ngà, quyến rũ. Nhấp ngụm nước, BS, GĐ Đặng Văn Khoa, cho biết: “Thú thực, cái lò này mua rồi tôi vẫn sợ. Bản thân tôi cứ nghĩ nước ngoài họ tiến bộ trước mình, ắt công nghệ của họ phải tốt hơn. Nhưng xuất phát từ kinh phí hạn chế, nên chúng tôi chọn mua lò đốt rác thải y tế ST – 30 của Công ty Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường (Stepro)”.

Mô tả ảnh.
Lò đốt rác

Ông nói tiếp: “Hôm thử lò, theo quy trình thì rác phải đốt ở nhiệt độ 1050 độ C, nhưng khi lò mới đạt 700 độ C, chúng tôi sốt ruột đã bấm máy cho đốt. Một làn khói đen mờ mờ bốc ra, tôi đã lo. Sau đọc lại hướng dẫn, theo đúng quy trình thì ổn ngay không thấy khói nữa. Dần dần, chúng tôi đã có kinh nghiệm thao tác và thấy nó hoạt động tốt, thiêu hủy được các mô, các chi, rau thai. Tóm lại là tất cả những gì ở cơ thể cắt bỏ đều đốt cháy hết.

Lò này rất phù hợp với bệnh viện chúng tôi, và chắc 10 năm nữa chưa có vấn đề gì. Chúng tôi sử dụng từ tháng 4, năm 2007 đến nay, 30 tháng rồi mà không có trục trặc nào đáng kể. Mời chị xuống xem tại chỗ".

Ông gọi cho ông trưởng khoa Kháng khuẩn, bảo chuẩn bị đốt rác. Lò đốt được 30kg/h, Bệnh viện chỉ đốt ba ngày trong tuần.

Chừng 30 phút đứng cạnh lò đang đốt rác (rác đã cháy được mười phút), không thấy bị nóng, không có khói đen bốc lên miệng ống khói.

Ông Giám đốc BV giải thích tiếp: Buồng đốt sơ cấp có tác dụng hóa khí các chất nguy hại (sử dụng công nghệ nhiệt phân hóa khí chất thải, ở nhiệt độ dưới 850 độ C). Buồng đốt thứ cấp đốt cháy khói thải từ buồng sơ cấp sang. Nó duy trì ở nhiệt độ trong khoảng 1050 – 1200 độ C.

Lò này tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm nhân công, vận hành dễ. Không cần quạt hút, nên mất điện đột ngột, rác vẫn tiếp tục tự cháy. Nhiệt đốt cao nên nó đốt cháy triệt để các chất gây ô nhiễm, kể cả dioxin. Cơ quan bảo vệ môi trường kiểm tra đã kết luận: “Đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 6560: 2005 QCQG 02 -2008”.

Tôi bị cuốn hút bởi cái lò đốt rác nội hóa này, không chỉ qua cuộc chuyện trò với ông Giám đốc Bệnh viên Lao và bệnh phổi, Đặng Văn Khoa, mà vì tôi đã tận mắt, đứng quan sát lò vận hành gần tiếng đồng hồ.

Giá thấp chỉ bằng nửa lò mua của Nhật Bản, tôi thấy thoáng nghi ngờ rằng lò đốt rác ở 2 bệnh viện tỉnh nọ được sử dụng không đúng mục đích. Nó không phải dành cho đốt rác y tế mà cho việc khác. Đã thế, lại phải mua bằng ngoại tệ!

  • Nguyễn Dược
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,