221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1263955
"Chúa sơn lâm” bị giết oan uổng
0
Article
null
'Chúa sơn lâm” bị giết oan uổng
,

- Có những huyền thoại làm vẻ vang cho một con người, thì cũng có những huyền thoại hủy diệt một con vật. “Mọi thứ của hổ đều quý” chẳng biết có chút cơ sở khoa học nào không, nhưng chính huyền thoại không đủ căn cứ ấy đã đẩy hổ đến bên bờ vực tuyệt chủng. Bởi nhu cầu của con người về những cơ phận của hổ lớn vô cùng.

Một số con vật khác, do lời phán của các thầy lang cũng chịu số phận tương tự, vì có những cơ phận mà đông y cho rằng cực kỳ tốt dùng chữa bệnh: mật gấu, sừng tê giác, toàn thân hổ mang chúa... Cuộc sống tại vùng Đông Nam Á càng phong lưu, nhu cầu oái oăm này càng tăng, giá sản phẩm từ chúng ngày càng cao, và đẩy càng nhanh nhiều loài vật vào cõi chết. Thật khó hình dung thị trường các cơ phận quý của hổ, tê giác, gấu lên tới 6 tỷ đôla mỗi năm (tương đương khoảng 110.000 tỷ VND).

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Cái chết oan uổng của "chúa sơn lâm" vì đồn đại thiếu cơ sở khoa học.

Những con số ghê người

Tổ chức theo dõi môi trường (EIA) cho rằng trong thời gian gần đây, mỗi ngày có một con hổ bị giết để dùng trong Trung y. Nhưng những nhu cầu về các cơ phận của hổ có ở trên toàn thế giới. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh… đều bị lôi cuốn vào việc buôn bán hổ.

Một trong những thị trường lớn nhất mặt hàng đặc biệt này là Nhật. Hong Kong là nơi nhập khẩu chủ yếu các sản phẩn của hổ từ Trung Quốc, chiếm đến 1/2 doanh số hằng năm.

Hội Động vật học Luân Đôn cho rằng năm 1990, Đài Loan đã xuất khẩu ít nhất 1.900kg xương hổ sang Nhật Bản, tương đương 400-500 con hổ.

Theo số liệu thống kê của một tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Hàn Quốc, trong thời gian từ năm 1970 đến 1993, Hàn Quốc đã nhập từ Indonesia 3.994kg xương hổ, mà mỗi con hổ chỉ có chừng 10kg xương.

Do nhu cầu cao, giá xương hổ tăng vọt tại Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác. Giá hiện nay là 140 đến 370 USD/kg, tùy theo kích thước.

Tại Đài Loan một bát súp “pín” hổ giá 320 USD, một cặp mắt hổ giá 170 USD, xương cẳng chân hổ nghiền mang sang Seoul bán được giá 1.450 bảng Anh/kg.

Việc tiêu thụ các cơ phận của hổ không giới hạn ở châu Á. Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWW) đã điều tra các tiệm thuốc bắc, cửa hàng mỹ nghệ và siêu thị của người Trung Quốc tại Luân Đôn, Birmingham, Manchester và Liverpool và thấy 1/2 số các cơ sở này bán các sản phẩm chế biến từ xương hổ.

Việc tăng nhu cầu cơ phận hổ và tăng giá bán của chúng (nhiều sản phẩm nói là từ hổ là giả hoặc có chút xíu hổ gọi là) tiếp tục thúc đẩy các hoạt động của bọn săn trộm hổ.

Một ngày không xa "chúa sơn lâm" sẽ vĩnh biệt Trái đất này

Mặc dù Trung Quốc tham gia ký Công ước quốc tế chống buôn bán các động vật có nguy cơ tuyệt chủng (viết tắt là CITES) từ năm 1981, nhưng họ bất chấp cam kết và là trở thành nơi tập kết các cơ phận hổ từ Ấn Độ đưa sang. Năm 1995, riêng tại Ấn Độ, người ta đã bắt giữ được các cơ phận của 50 con hổ khác nhau. Các nhà khoa học nhận định, con số thực tế phải lớn hơn thế từ 5 đến 6 lần.

Vì Trung Quốc hầu như đã xóa sổ gần hết quần thể hổ của chính họ, nên giờ đây, họ tìm kiếm nguồn cung cấp hổ từ BangladeshNepal. Quỹ Động vật hoang dã Thế giới ước tính 1/3 số hổ cái ở lứa tuổi sinh con đã bị tiêu diệt hết trong thời gian từ năm 1989 – 1991 ở vùng này.

Tại Myanmar, săn hổ vẫn được coi là hợp pháp. Myanmarr cùng với Lào và Cămpuchia không chịu ký vào Công ước CITES. Hổ ở Việt NamMalaysia vẫn tiếp tục bị săn trộm. Tại nhiều nước Đông Nam Á người ta vẫn có nguồn mua xương, da và các cơ phận của hổ theo một đường dây bí mật. Bắt chấp sự bắt bớ của công an, vẫn tồn tại một “chợ đen” mua huyết hổ, mắt hổ và dương vật hổ.

Nga cũng trở thành một nguồn cung cấp hổ chủ yếu cho thị trường. Săn trộm được một con hổ bằng thu nhập của một người trong suốt 10 năm. Theo ước tính, năm 1991, 1/3 số hổ ở Siberia và Amur đã bị giết để đáp ứng nhu cầu của y học cổ truyền Trung Quốc.

Các nhà khoa học cho rằng nạn săn trộm hổ khó lòng ngăn chặn dù đã ban hành nhiều đạo luật để bảo vệ chúng. Nếu tốc độ săn bắt hổ cứ diễn ra như hiện nay thì rất nhiều quần thể hổ, nếu không phải tất cả, sẽ biến mất trong một tương lai rất gần.

Đó là chưa nói đến hổ còn có thể bị chết do sự biến đổi khí hậu, bệnh tật hoặc gặp các vấn đề về sinh sản. Loài quý hiếm đang đứng trước những thách thức của nạn tuyệt chủng này phụ thuộc rất nhiều vào hành động của con người.

“Ông trời” có cứu được “chúa sơn lâm" không?

Nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Nepal, Hàn Quốc, Thái Lan đều ký vào cam kết bảo vệ hổ trong Công ước buôn bán các động vật có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có các điều cấm buôn bán các các cơ phận của hổ, không xâm lấn nơi ở của hổ và xây dựng một mạng lưới chung trong khu vực để đặc trách vấn đề này.

Nhưng sự thiếu quyết tâm của các Chính phủ và nạn tham nhũng tràn lan sẽ làm vô hiệu hóa những Công ước mà các nước cùng cam kết và đã đặt bút ký.

Xương hổ dùng để nấu cao được coi như một thần dược, bán cho nhau với giá rất cao và rất khó kiểm soát. Khác với bộ da hổ, xương hổ có thể đập vụn, làm mất mùi và giả làm các xương súc vật khác. Các cơ phận của hổ cũng thường bị các cơ quan luật pháp tịch thu và có thể khởi tố, bỏ tù nhưng không vì thế mà thay đổi được tình hình.

Sự hấp dẫn về số tiền thu được khi đáp ứng nhu cầu của Đông y tại các nước Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc lớn hơn nhiều so với hình phạt quy định..

Tại Đài Loan, một đạo luật kiểm soát thương mại đã được ban hành nhằm vào các cơ sở Đông y bao gồm cấm chế biến và buôn bán các sản phẩm từ hổ, giám sát thường xuyên, tịch thu và phạt nặng nếu lưu trữ và kinh doanh chúng. Hong Kong cũng đẩy mạnh các hoạt động theo một đạo luật về kiểm tra thương mại từ năm 1994.

Nhưng những cố gắng như vậy chỉ mới tác động đến các hiệu thuốc bắc và chính sự tham nhũng đã làm mọi chính sách mất tác dụng, vì những vụ “vây ráp” luôn luôn được báo trước để họ cất giấu hoặc phân tán những gì bị cấm.

Vì những nhu cầu về sản phẩm đi từ hổ ngày càng tăng, nạn săn hổ vẫn đang là vấn nạn lớn tại Ấn Độ, Nga và các nước Đông Nam Á.

Cần phải thực hiện hàng loạt biện pháp vừa để ngăn chặn nạn “diệt chủng” hổ, vừa phải “triệt tiêu” cái nhu cầu “quái gở”, không khoa học về các cơ phận hổ.

  • Tuấn Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,