221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1262223
"Sứ giả của môi trường" đã về Vườn Quốc gia Tràm Chim
0
Article
null
'Sứ giả của môi trường' đã về Vườn Quốc gia Tràm Chim
,

Môi trường Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) tốt, nên đến ngày 5/2 đàn sếu về đây lên tới hơn 50 con, tập trung nhiều nhất là ở khu A1, A3 và A4.

Mô tả ảnh.
Sếu - sứ giả của môi trường, là loài chim tiêu biểu nhất thế giới. (Ảnh minh họa: Minh Trường)

Sau khi nước lũ rút, mới có vài con về để "thám thính" địa hình, khi môi trường tốt chúng rủ nhau về ngày càng đông.

Có thể đàn sếu về Vườn Quốc gia Tràm Chim đông nhất vào đầu tháng 5/2010, với hàng trăm con bay về đây trú ngụ, bình quân mỗi con nặng từ 7-15kg, chiều cao hơn 1 mét. Loài năng kim là thức ăn chính của sếu.

Hiện nay khách du lịch, các nhà nghiên cứu được tiếp cận để chiêm ngưỡng sếu ở khoảng cách 300 mét.

Vườn Quốc gia Tràm Chim có môi trường tốt thu hút 231 loài chim nước về đây sinh sống, trong đó có 16 loài chim quý hiếm đang được tổ chức thế giới bảo vệ.

Ngoài sếu đầu đỏ, Vườn Quốc gia Tràm Chim còn có hơn 2ha ở khu A2 có hàng trăm ngàn con cò, cồng cộc, điêng điểng... sống tập trung.

Để bảo vệ các loài động, thực vật phát triển, Vườn Quốc gia Tràm Chim luôn chú trọng điều tiết nước, nhất là các bãi ăn của sếu ở khu A3, A4 và A5, cử người thường xuyên túc trực 24/24 giờ nơi có sếu về ở, không để người dân vào săn bắt, điều tiết nước hợp lý để có cánh đồng phong phú cho sếu.

Mô tả ảnh.
Ảnh : Minh Trường
Sếu - sứ giả của môi trường, là loài chim tiêu biểu nhất thế giới

- Sếu đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi, có tên khoa học là Grus antigone, là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và của thế giới. Sếu đỏ đang được các tổ chức bảo tồn thế giới bảo vệ nghiêm ngặt.

- Sếu có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Sếu được coi là sứ giả của môi trường, là loài chim tiêu biểu nhất của thế giới.

- Sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất thế giới. Sếu đầu đỏ có lông sơ cấp và lông bao cánh sơ cấp màu đen; đầu và cổ trụi lông, đầu và da trần trên cổ màu đỏ; vằn trên cánh và đuôi màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu màu xanh sừng. Chân đỏ. Chim non có bộ lông màu sẫm hơn. Sếu đầu đỏ cao tới 1.5m, nặng tới 10kg, là loài lớn nhất trong các loại sếu. Tiếng kêu của nó vang xa tới 2km.

- Sếu đầu đỏ sống trong các vùng ngập nước cạn và ăn tạp. Chúng sinh sản mỗi năm một lần, mỗi lứa có hai trứng, tổ làm trên mặt đất.

- Chim sếu rất chung thủy, bao giờ cũng có đôi vui đùa nhảy múa và rất gần gũi với con người. Với người Việt Nam loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. Trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc.

  • PN (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,