221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1264401
Điều kỳ diệu từ 500 tỷ nước đi của máy tính
0
Article
null
10 bí mật khoa học vừa được khám phá (3)
Điều kỳ diệu từ 500 tỷ nước đi của máy tính
,

TIN LIÊN QUAN:

>bi-mat-khoa-hoc-vua-duoc-kham-pha-1

>-bi-mat-khoa-hoc-vua-duoc-kham-pha-2

Sử dụng máy tính để giải 500 tỷ nước đi có thể xảy ra trong môn cờ đam, xác định được đứa trẻ vô danh trên tàu Titanic… là những bí mật tiếp theo vừa được khám phá.

Bí mật 6: Đứa trẻ vô danh trên tàu Titanic

Kỹ thuật phân tích ADN ngày nay giúp xác định chính xác em bé vô danh trên tàu Titanic là ai
Kỹ thuật phân tích ADN ngày nay giúp xác định chính xác em bé vô danh trên tàu Titanic là ai.

Nhiều ngày sau khi tàu Titanic bị chìm, người ta vớt lên được thi hài một đứa trẻ ở Bắc Đại Tây Dương. Không xác định được tính danh đứa trẻ, người ta đành chôn nó ở Nova Scotia, trên mộ cắm một tấm bia đá, với dòng chữ đơn giản “Một em bé vô danh”.

Năm 2001, các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Lakeland tại Ontario được phép khai quật thi hài này để tìm hiểu em bé đó là ai. Bằng cách nghiên cứu kỹ bản danh sách các hành khách có mặt trên chuyến tàu đắm, họ gút lại đứa trẻ đó có thể là một trong 4 em có tên sau đây: Gosta Paulson, Eino Panula, Eugene Rice và Sidney Goodwin.

Các thử nghiệm kiểm tra ban đầu cho thấy thi hài đó là của Eino Panula. Tuy nhiên, năm 2007 họ lại phát hiện là mình nhầm lẫn. Kiểm tra tiếp bằng phương pháp phân tích ADN chiếc răng của thi hài và so sánh với ADN của một trong những người họ hàng của Godwin còn sống sót, và lần này thì không thể sai lầm nữa. “Em bé vô danh” được khẳng định là Sidnet Goodwin và đó là đứa con út trong số 6 đứa con của vợ chồng Tred và August ở Fulham, nước Anh và di cư sang New York. Nhưng hồi đó người ta không tìm được thi hài cũng như tất cả anh chị em của Sidney.

Sự kiện đáng chú ý: Đứa trẻ được những người thủy thủ vớt lên và chôn cất vào ngày 4 tháng 5 năm 1912. Họ làm một mặt dây chuyền bằng đồng, khắc chữ “Thiên thần của chúng ta”, đặt trong quan tài.

Bí mật 7: Giải bài toán cờ đam

Môn cờ đam đã được giải trọn vẹn
Môn cờ đam đã được giải trọn vẹn.

Môn cờ đam đã xuất hiện trên 400 năm nay và làm say mê hàng triệu người. Từ năm 1989 người ta đã sử dụng máy tính để giải 500 tỷ nước đi có thể xảy ra. Năm 1992, máy tính bị nhà vô địch thế giới Marion Tinsley đánh bại và ông được thừa nhận là một kỳ thủ giỏi chưa từng thấy của hành tinh.

Cuối cùng, năm 2007, các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Alberta đã viết được một chương trình máy tính, gọi là Chinook có thể chơi cờ đam một cách hoàn hảo. Vào thời cao điểm của dự án Chinook, người ta đã sử dụng đồng thời 200 máy tính để ghi nhận từng nước đi có thể trên bàn cờ đam, và xác định được chính xác nước cờ đối phó của kỳ thủ. Nếu không kỳ thủ nào mắc sai lầm thì trận đấu sẽ kết thúc hòa.

Sự kiện đáng chú ý: Cờ đam là một môn chơi phổ biến nhất đã được giải trọn vẹn ngày nay, với số nước đi có thể là 5x1020. Số phép tính đã thực hiện là 1014 và thời gian tính toán là 18 năm.

Bí mật 8: Tấm đất nung cổ xưa đã được giải mã

Đây là quyển “sổ tay” về vị trí trăng sao của những nhà thiên văn Summerian, vào năm 3123 trước Công nguyên
Đây là quyển “sổ tay” về vị trí trăng sao của những nhà thiên văn Summerian, vào năm 3123 trước Công nguyên.

Tấm đất sét nung hình tròn trên ảnh được tìm thấy 150 năm trước tại Nineveh, kinh đô của nước Assyria cổ đại, nay là Irăc. Tấm đất nung này có vẽ những chòm sao và các chữ tượng hình, loại chữ hình nêm (cuneiform) của người Summerian, thuộc nền văn minh cổ nhất thế giới.

Biết bao nhiêu thập kỷ đã trôi qua, các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được những hình vẽ và chữ viết trên tấm đất nung đó. Vào năm 2008, hai nhà khoa học Alan Bond và Mark Hempsell từ Trường ĐH Bristol đã bẻ khóa được các mật mã của chữ hình nêm. Bằng cách sử dụng chương trình máy tính, họ đã xây dựng lại bầu trời đêm hàng nghìn năm về trước. Hai nhà khoa học đã có thể “đọc” quyển “sổ tay” về vị trí trăng sao của những nhà thiên văn Summerian, liên quan đến những hiện tượng trên bầu trời trước lúc rạng đông vào ngày 29 tháng 6 năm 3123 trước Công nguyên.

Sự kiện đáng chú ý: Tấm đất nung cho thấy, vào ngày hôm đó có một vật thể lớn đi ngang qua chòm sao Pisces. Những ký hiệu chính là hình chiếu (trajectory) của vụ va chạm vào vùng Koffels tại Áo, gây ra hiện tượng đá trượt. Từ các thông tin thu thập được trên tấm đất nung này, có thể giải thích vì sao không có các vết nứt do va chạm với thiên thạch (vì góc tiếp đất rất nhỏ và khi rơi, nó đã va vào một ngọn núi gọi là Gamskogel và nổ trước khi tới mặt đất).

(Còn tiếp)

  • Tuấn Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,