Khi đứng trước những siêu công trình này, chúng ta sẽ thật sự thấy khả năng lao động sáng tạo của con người là vô hạn.
TIN LIÊN QUAN- Những kiến trúc băng đăng kỳ vĩ
- Khoa học qua những hình ảnh kỳ vĩ
- Thiên hà – vẻ đẹp rực rỡ của vũ trụ
Đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam)
Bên trái là toàn cảnh đập Tam Hiệp. Bên phải là âu tàu lớn nhất thế giới của đập Tam Hiệp. |
Đập Tam Hiệp chặn sông Dương Tử (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới khi hoàn thành vào năm 2009 với độ cao 181 mét; công suất thiết kế 18,2 Gigawatt. Đập có chức năng kiểm soát lũ lụt, phát điện và cải thiện giao thông đường thủy.
Mái vòm của sân vận động Oita, Nhật Bản
Mái vòm khổng lồ của Oita kéo dài 274 mét, với kiến trúc thép, teflon, và titan che phủ 270 mét chiều dài và 60 mét chiều cao, mái vòm Oita bao phủ toàn bộ sân vận động thể thao ở Nhật Bản có sức chứa 43.000 khán giả.
Kết cấu mái vòm hình ống, giống như một dạng khung không gian lớn, là thiết kế hợp lý nhất đối với công trình này.
Mái vòm của khách sạn West Baden Spring ở Indiana, Hoa Kỳ
Mái vòm này là công trình tiền thân dẫn đến ý tưởng xây dựng của mái vòm Oita ở Nhật Bản. Nó là mái vòm lớn nhất ở Mỹ hiện nay và là mái vòm lớn nhất thế giới từ năm 1902 đến 1913.
Vòng quay khổng lồ ở Singapore
Trong nỗ lực nhằm thu hút khách du lịch, chính phủ của đảo quốc sư tử đã xây dựng một vòng đu quay khổng lồ mang tên Singapore Flyer với chi phí 143 triệu USD.
Singapore Flyer cao 178m tương đương chiều cao một tòa nhà 45 tầng và cao hơn vòng đu quay London Eye nổi tiếng nằm bên bờ sông Thames ở Anh quốc, vốn cao 135m. Vòng đu quay có 28 toa, mỗi toa chở được 25 người, quay mỗi vòng mất 37 phút.
Singapore Flyer tọa lạc ngay bên vịnh Marina. Từ trên Singapore Flyer, du khách có thể nhìn ngắm phong cảnh cách xa đến 45km và có thể nhìn thấy hai nước láng giềng Malaysia và Indonesia.
Du thuyền Independence of the Sea
Hiện tại, đây là du thuyền lớn nhất thế giới. Việc xây dựng nó làm tiêu tốn hết 800 triệu đô-la, cung cấp cho các du khách một dịch vụ sang trọng vào bậc nhất mà không có đối thủ nào sánh kịp. Đội ngũ nhân viên trên tàu lên tới 1.360 người.
Giàn khai thác dầu khí Perdido Spar
Là giàn khoan dầu lớn nhất thế giới tọa lạc ở vịnh Mexico, Perdido Spar được xây dựng ở độ sâu dưới mực nước biển hơn bất cứ giàn khoan dầu nào khác trên thế giới - nó nằm sâu khoảng 2km dưới lòng đại dương. Nhà máy nổi này có khả năng khoan ở bất cứ hướng nào, và công suất tối đa hàng ngày của nó có thể cung cấp nhiên liệu cho 132.000 xe hơi.
Trạm không gian quốc tế ISS
Trạm không gian quốc tế ISS là một tổ hợp công trình phục vụ cho nghiên cứu không gian được xây dựng và hoạt động trên quỹ đạo cận Trái đất, nhờ sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu). ISS di chuyển trong không gian với vận tốc trung bình là 27.743,8 km/giờ, ứng với 15,79 lần bay quanh Trái đất mỗi ngày.
Tàu ngầm USS Pennsynlvania
USS Pennsylvania là tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ. Nó dài 171 mét, có thể lặn sâu hàng trăm mét và chạy trong vòng 20 năm mà không cần nạp lại nhiên liệu, thời gian lặn liên tục của nó có thể lên đến 6 tháng. Nó chuyên chở một thủy thủ đoàn gồm 155 người và một kho vũ khí hạt nhân hạng nặng.
Kính viễn vọng Large Binocular Telescope (LBT)
Sau hơn một thập niên chuẩn bị, kính thiên văn quang học mạnh nhất thế giới Large Binocular Telescope (LBT) đã được đưa vào vận hành hết công suất tại đỉnh Graham thuộc bang Arizona (Mỹ). LBT có cấu tạo gồm 2 chiếc gương có đường kính 8,4m, giúp tăng khả năng thu ánh sáng và có độ phân giải cao gấp 10 lần so với kính thiên văn Hubble được đặt trong không gian (gương của Hubble chỉ có đường kính 2,4m). LBT là sản phẩm của Đại học Arizona, với kinh phí xây dựng khoảng 120 triệu USD. Đây cũng là kính thiên văn thứ 3 trên thế giới được đặt ở độ cao trên 3.200m, sau kính thiên văn Heinrich-Hertz và Vatican Advanced Technology.
Máy bay vận tải Antonov 124
Antonov 124 là máy bay chở hàng lớn trên thế giới. Hình bên trái mô phỏng một chiếc tàu lửa khổng lồ đang được bốc lên Antonov 124 để vận chuyển từ Đức sang Ấn Độ.
Đường hầm Gotthard xuyên núi Alps
Đường hầm Gotthard kéo dài 57km, đi qua rặng núi Alps của Thuỵ Sĩ sẽ được hoành thành vào năm 2007. Nó sẽ là đường hầm sâu nhất và dài nhất so với bất cứ đường hầm nào trên thế giới, nó dành đường cho đường ray xe lửa tốc độ cao nhất nối liền Thuỵ Sĩ và Mi Lan, du khách sẽ không còn mất thời gian để đi vòng quanh chân núi Alps.
-
Đỗ Quyên (Theo Discovery)