Có thể nói, năm 2010 là một năm của những vụ động đất khi chỉ trong 4 tháng đầu năm, nhân loại đã phải đối mặt với không ít những thiệt hại về người và của do động đất gây ra.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Liệu những trận động đất liên tiếp diễn ra có phải là dự báo trước cho những ngày tận thế đã được nhắc đến trong điện ảnh? Ảnh: Internet. |
Trận động đất 7,1 độ richter ở Ngọc Thụ, Thanh Hải Trung Quốc vừa kết thúc với con số thương vong lên đến hàng ngàn người thì vào ngày 26/04 vừa qua, một trận động đất nữa lại xảy ra ở Philipin và đảo Đài Loan với những con số thương vong chưa thể xác định.
Trước đó, người ta ắt hẳn chưa thể quên được những trận động đất khủng khiếp ở Haiti hồi tháng 1, rồi Chile vào tháng 3 tiếp đến là ở Mexico, đảo Sumatra, Indonesia vào tháng 4,… đều có cường độ trên 7 độ richter.
Trước những cơn động đất liên tiếp diễn ra, hình ảnh về ngày đại họa được dàn dựng trong bộ phim “2012” lại một lần nữa trở lại. Phải chăng những cơn động đất dữ dội trong những tháng vừa qua là một tín hiệu cho một tai họa khủng khiếp vào năm 2012? Nếu không, vì sao năm 2010 lại có nhiều động đất đến như vậy?
Các trận động đất ít có mối liên hệ trực tiếp
Trên thực tế, những nghi vấn nảy ra trong đầu óc chúng ta khi chứng kiến những cơn động đất khủng khiếp đang diễn ra ở khắp nơi là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chuyên gia địa chất Mỹ thì lại cho rằng, không cần thiết phải quá lo lắng như vậy. Vì rằng, giữa những trận động đất ở Haiti, Chile, Mexico, đảo Sumatra rồi mới đây là Ngọc Thụ hoàn toàn không có nhiều mối liên quan.
Động đất ở Mexico vào hồi đầu tháng 4/2010. Ảnh: BBC. |
Chẳng hạn như cơn động đất ở Mexico. Lần địa chấn này la do đứt gãy địa tầng Laguna Salada với chiều dài 69km gây ra. Laguna Salada nằm ở biên giới giữa Mexico và bang California nước Mỹ. Trong một trăm năm trước, nơi đây từng diễn ra 2 lần động đất với cường độ rất mạnh. Các chuyên gia dùng từ “hỗn loạn” để hình dung hệ thống các đứt gãy địa tầng này.
Tính thêm cả trận động đất ở Haiti và Chile thì 3 trận động đất khủng khiếp nhất trong những tháng đầu năm 2010 đề diễn ra ở châu Mỹ Latin. Liệu có mối liên hệ nào hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Liệu giữa 3 địa điểm này có tồn tại một sự tác động qua lại nào đó?
Trả lời câu hỏi này, Cục trưởng Cục Địa chấn Quốc gia Mexico Valdez cho rằng, lần động đất này ở Mexico không có bất cứ mối liên hệ nào với các trận động đất ở Haiti và Chile. Bởi vì tâm chấn của chúng nằm ở các mảng kiến tạo khác nhau.
Động đất ở Mexico và Haiti không có nhiều mối liên hệ trực tiếp. Ảnh: Internet. |
Valdez giải thích, không chỉ Mexico, Chile hay Haiti bất cứ khu vực nào có động đất đều thuộc vào khu vực dễ xảy ra động đất. Mexico lại thuộc vào một trong những khu vực dễ xảy ra động đất nhất trên thế giới (gồm cả Thái Bình Dương, Bắc Mỹ,… ). Vì vậy, việc xảy ra những trận động đất như vậy là hoàn toàn bình thường, không nên quá lo lắng.
Năm 2010 có thực sự nhiều động đất?
Dẫu sao việc xảy ra liên tiếp những trận động đất như vậy ở khắp các châu lục cũng không thể không khiến người ta quan tâm. Liệu có phải trái đất đang trở nên rất bất thường? Chắc chắn đây là câu hỏi mà bất cứ ai cũng quan tâm, đặc là những người sinh sống tại những vùng đất thường xuyên có động đất. Bởi vì, ai cũng lo rằng, vào một ngày nào đó, tai họa sẽ giáng xuống nhà mình.
Tuy nhiên, các chuyên gia thì lại cho rằng, tính đến thời điểm hiện tại, số lần động đất vẫn nằm trong phạm vi bình thường. Thông thường, mõi năm, trên thế giới có khoẳng 5 triệu lần động đất lớn nhỏ. Bình quân, mỗi tháng có khoảng hơn 10 ngàn lần.
Cảnh hoang tàn sau động đất ở Sumatra, Indonesia. Ảnh: BBC. |
Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các trận động đất không được nhiều người chú ý và nhận ra. Theo thống kê của Hiệp hội Nghiên cứu Địa chấn học của Mỹ, mỗi năm trên trái đất có khoảng 200 trận động đất có cường độ lớn hơn 6 độ ricter, 20 trận có cường độ trên 7 độ richter và 3 trận có cường độ trên 8 độ richter. Cường độ càng lớn, số lần diễn ra càng ít.
Đại đa số các trận động đất đều xảy ra ở vùng giáp ranh giữa các mảng kiến tạo. Trong đó, 70% các trận động đất trên thế giới phân bố ở “dải động đất Thái Bình Dương”. Tiếp đó, 15% phân bố tại “dải động đất Âu-Á”, 5% diễn ra dưới các đại dương và khoảng 10% nằm ở vùng giữa các mảng kiến tạo.
Những trận động đất diễn ra trong năm nay từ động đất ở Sumatra, Chile, Mexico,… đều nằm trên “dải động đất Thái Bình Dương”. Haiti cũng nằm ở vùng rìa của mảng kiến tạo. Do đó những trận động đất diễn ra từ đầu năm đến nay hoàn toàn phù hợp với nguyên lý của khoa học về trái đất. Nói cách khác, chúng là những trận động đất hoàn toàn bình thường.
Đối với tần suất khá lớn của những trận động đất từ đầu năm tới nay, một chuyên gia nghiên cứu về núi lửa và vật lý địa cầu của Ý cho rằng: “Thời gian và địa điểm của các trận động đất thường có xu hướng ‘hiệu ứng tập thể".
Trận động đất ở huyện Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Ảnh: Sina. |
"Nghĩa là rất có thể trong một thời gian ngắn, các trận động đất diễn ra liên tiếp tại một địa điểm đặc định nào đó. Vì vậy việc xảy ra liên tục các trận động đất hoàn toàn không phải là điều gì không bình thường. Những trận động đất trên 7 độ richter mỗi năm phát sinh ít nhất 10 lần”.
Theo những thống kê của Cục Điều tra Đại chất Mỹ (USGS) về những trận động đất trên 5 độ richter giai đoạn 2000-2009 thì số lượng các trận động đất diễn ra trong từng năm là không có quy luật. Tuy nhiên, về đại thể có thể thấy rằng, từ năm 2007 trở về trước, số trận động đất diễn ra với tần suất lớn hơn.
Theo đó, số lượng các trận động đất diễn ra trong những tháng đầu năm 2010 hoàn toàn chưa có dấu hiệu dị thường. Dù có một chút sai số nào đó, song có thể coi là do tính ngẫu nhiên của động đất tạo ra.
Trận động đất tới đây sẽ diễn ra ở đâu và vòa thời gian nào, đến nay vẫn chưa thể dự đoán một cách chính xác được. Vì vậy, các nhà khoa học lại một lần nữa cho rằng, động đất nhiều lúc mang tính ngẫu nhiên.
-
Lê Văn (Theo Kexue)