Nhân kỉ niệm sinh nhật của Hubble vào 24/4, thay vì trưng bày những tấm ảnh nổi tiếng quen thuộc, Tạp chí Discover gửi đến độc giả những tấm ảnh khiêm nhường nhất của kính thiên văn này.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Những tấm ảnh này được lấy từ cuốn sách mới có tên: Hubble, hành trình xuyên không thời gian. Cuốn sách của tác giả Edward J.Weiler được cộng tác xuất bản bởi Abrams Books và NASA.
Đây là chòm sao Đáy Thuyền và vùng hình thành sao rộng 50 năm ánh sáng. Nằm xa về bên trái là sao Eta Carinae bị lu mờ giữa những đám mây khí và bụi.
Tinh vân này là một cái bong bóng bởi vì bức xạ và những dòng plasma từ những ngôi sao gần đó cắt xuyên qua lớp bụi và khoét rỗng ở giữa. Tinh vân N44F nằm trong Mây Magellanic Lớn, một trong những thiên hà gần nhất Dải Ngân hà của chúng ta.
Ánh sáng của 2 triệu ngôi sao thuộc trung tâm của chòm Omega Centauri. Thế nhưng 2 triệu ngôi sao này chỉ chiếm 1/15 tổng số sao trong chòm sao hình cầu này.
Bức ảnh thể hiện sự mỏng manh của thiên hà Xương sống, nằm cách xa 44 triệu năm ánh sáng. Nó đang già đi nhanh chóng. Thiên hà Xương sống là thiên hà thấu kính, một dạng thiên hà hình đĩa phẳng lồi lên ở giữa nhưng lại không có cánh tay xoắn như Dải Ngân hà của chúng ta. Tất cả vật liệu giữa các vì sao đã được dùng cạn nên không có ngôi sao mới nào được hình thành.
Có thể khó nhận ra ngay từ đầu nhưng nên chú ý bạn sẽ thấy một vành đai màu tối nhẹ xung quanh trung tâm. Đó là một bản đồ giả định về quầng vật chất tối xung quanh chòm Cl0024+17, được chồng lên trên bức ảnh của Hubble. Vòng đai này có thể được hình thành khi hai chòm sao lớn va chạm nhau.
Những bức ảnh như thế này là một trong những cách các nhà nghiên cứu phát hiện vật chất tối thông qua những ảnh hưởng của nó. Trong trường hợp này, Hubble đã quan sát cách thức trọng lực của chòm sao này làm biến dạng ánh sáng từ những thiên hà xa xôi và quả quyết rằng những vật chất thông thường của chòm sao không thể là nguyên nhân của toàn bộ các biến dạng ánh sáng.
Nếu bạn từng quan sát chòm sao Orion, bạn sẽ thấy tinh vân Orion. Khi quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy bốn ngôi sao được gọi là Trapezium hình thành tại trung tâm của tinh vân là những ngôi sao sáng nhất của chòm sao Orion. Nhưng với kính hồng ngoại của Hubble và thiết bị cảm biến tia cực tím, nó trông giống một tác phẩm thuộc trường phái ấn tượng hơn.
Trong khi những hành tinh khác nằm có quỹ đạo gần mặt trời hơn được phát hiện từ thời cổ đại thì Thiên vương tinh chỉ được phát hiện vào đầu thế kỉ 17 bởi nhà thiên văn William Herschel. Vành đai của nó cũng không được biết đến cho tới năm 1977. Và chỉ 42 năm một lần, một nửa của quỹ đạo 84 năm, mới quan sát được vành đai này từ Trái đất. Vào tháng 8/2007, Hubble đã chụp được khoảnh khắc này.
Năm 2006, Hubble chụp được sự hòa trộn của những thiên hà Antennae và hàng tỉ ngôi sao chào đời bắt đầu từ giữa vụ va chạm. Hai chấm cam là trung tâm của hai thiên hà cũ. Màu hồng là khí hydro và màu xanh là vùng sao hình thành.
Bức ảnh còn là một cái nhìn về tương lai. Trong một vài tỉ năm tới, Dải Ngân Hà sẽ va chạm vào thiên hà lân cận Andromera và nó có thể sẽ giống với cảnh tượng như trong hình.
Cần nhiều chăm sóc của các nhà du hành để Hubble kéo dài hoạt động trong 2 thập kỉ. Trong hình là nhà du hành vũ trụ NASA Steven L.Smith cùng với chiếc camera của Hubble trong nhiệm vụ nâng cấp kính thiên văn vào tháng 12/1999.
Sau khi được đưa lên quỹ đạo vào tháng 4/1990, đã có năm đợt bảo dưỡng kính thiên văn này. Bảy nhà du hành trên tàu con thoi Atlantic đã thực hiện chuyến bay thứ 15 trong sứ mệnh cuối cùng vào tháng 5/2009.
“Hoàng hôn” của kính Hubble sẽ được kéo dài thêm 5 năm nữa sau nhiệm vụ nâng cấp vào tháng 5/2009. Đến năm 2014, “người kế vị” kính thiên văn James Webb Space dự kiến được đưa vào không gian.
-
Chi Giao (theo Discover)