221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1275174
Những thí nghiệm điên rồ nhất của một số chính phủ
0
Article
null
Những thí nghiệm điên rồ nhất của một số chính phủ
,

Bạn nộp thuế hàng tháng và yên tâm rằng số tiền đó sẽ được chính phủ chi dùng vào những mục đích chính đáng phục vụ lợi ích người dân. Tuy nhiên, đôi khi các chính phủ cũng “ném tiền qua cửa sổ” để thực hiện những thí nghiệm điên rồ có 1 một không 2.

TIN LIÊN QUAN

"Đầu ông này cắm cổ bà kia”

Khoảng cách từ khoa học giả tưởng đến hiện thực không còn bao xa.
Khoảng cách từ khoa học giả tưởng đến hiện thực không còn bao xa.

Thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước là thời kỳ vàng son của khoa học. Con người lúc đó đã bắt đầu những chuyến thám hiểm không gian, xem tivi, và được nhìn thấy mô hình xoắn đôi đầy quyến rũ của các chuỗi ADN. Năm 1954, ca cấy ghép nội tạng (1 quả thận) đầu tiên ở người thành công đã mở ra nhiều hy vọng cho kỹ thuật cấy ghép. Các nhà giải phẫu đã nghĩ đến khả năng liệu có thể cấy ghép thành công đầu người?

Là một ý tưởng khá “bệnh hoạn”, nhưng con người luôn bị lôi cuốn bởi ý tưởng giành lại sự sống sau khi bị hành hình bằng máy chém. Cho tới ngày nay, đây vẫn còn là 1 trong những thử thách cuối cùng của y khoa, và là hy vọng cho các ca bệnh liệt tứ chi.

Vào khoảng giữa thế kỷ 20, những con chó và khỉ đã hy sinh rất nhiều cho khoa học. Nhà giải phẫu người Mỹ Charles Guthrie đã cấy ghép đầu của 1 con chó vào cổ của một con khác vào năm 1908. Năm 1951, với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Nga, nhà giải phẫu Vladimir Demikhov đã cố gắng thực hiện ca cấy ghép phần thân trên của một con chó.

Không chịu kém cạnh, giữa những năm 1960, chính phủ Mỹ tài trợ cho nhà giải phẫu Robert J. White.

Trong các thí nghiệm của ông, White đã thử cấy ghép não của chó và khỉ vào các con thú khác. Công trình của ông gây được chú ý đỉnh điểm khi vào năm 1970 ông giới thiệu một con khỉ rhesus còn sống với phần đầu và thân được ghép lại từ 2 con khỉ khác nhau.

Trường hợp đau lòng của chú mèo Acoustic Kitty

Cái chết của con mèo là một tai nạn hay là một hành động hy sinh để chấm dứt một chương trình kỳ quái và tàn ác?
Cái chết của con mèo là một tai nạn hay là một hành động hy sinh để chấm dứt một chương trình kỳ quái và tàn ác?

Vào những năm 1960, giữa thời chiến tranh lạnh, các hoạt động gián điệp nằm trong rất nhiều các âm mưu do thám của 2 chính phủ Mỹ và Liên bang Soviet. Lúc đó CIA đã bỏ ra đến 10 triệu đôla và 5 năm trời để huấn luyện một con mèo gián điệp (được biết với cái tên Acoustic Kitty). Ngoài việc huấn luyện, họ còn cấy ghép một thiết bị nghe lén vào trong con mèo; đó là một cái ăngten chạy bằng pin được cấy vào bên trong đuôi của con mèo tội nghiệp.

Sau một số cuộc giải phẫu gắn thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói của con vật, trong một đợt thực nghiệm trên đường phố, con mèo đã lao vào một chiếc taxi và chết tại chỗ.

Liệu cái chết của con mèo là một tai nạn hay là một hành động hy sinh để chấm dứt một chương trình kỳ quái và tàn ác?

Người dân Mỹ không biết gì về cuộc thử nghiệm trên cho đến khi các tài liệu liên quan được tiết lộ vào năm 2001.

Sex ngoài không gian

Để có thể “kết đôi” ở môi trường không trọng lực, họ cần có quần áo đặc biệt kể mặc vào với nhau, một vài cái đai, và vô vàn những tình thế lúng túng khó xử.
Để có thể “kết đôi” ở môi trường không trọng lực, họ cần có quần áo đặc biệt kể mặc vào với nhau, một vài cái đai, và vô vàn những tình thế lúng túng khó xử.

Những thí nghiệm ngoài không gian thường khá kì lạ, từ việc làm nổ tung những con tinh tinh tội nghiệp khi đưa chúng vào quỹ đạo đến việc chế tạo những bữa ăn siêu nhẹ siêu nhỏ,…và sex ngoài không gian.

Năm 2000, nhà thiên văn học Pháp Pierre Kohler đã làm xôn xao các tờ báo khi ông tiết lộ trong cuốn sách của mình – “The Last Mission” – rằng NASA đã nghiên cứu tính khả thi của việc áp dụng 10 tư thế “yêu” trong môi trường trọng lực yếu trong nhiệm vụ của tàu con thoi vào năm 1996 (tuy nhiên NASA đã kịch liệt phản bác thông tin này).

Không chịu kém cạnh, người Nga cũng được cho là đã thực thi các thử nghiệm liên quan đến các “cách thức ghép đôi con người” trên không gian.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường ngoài không gian đến hệ thống sinh sản của con người có lẽ không có gì mới lạ. Ngay từ những chuyến du hành đầu tiên, người ta đã có những hoài nghi về việc các chuyến bay lên quỹ đạo sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của con người.

Các nhà khoa học Nga đã đặt biệt chú ý đến việc mang thai của phi hành gia nữ Valentina Tereshkova vào năm 1964. Sau khi trở về từ quỹ đạo, Tereshkova đã cưới đồng nghiệp của mình là Andreyan Nikolayev và không lâu sau đó đã thụ thai em bé đầu tiên của thế giới có bố mẹ từng bay vào không gian. Đứa con gái của họ đã rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc sinh em bé này đã làm những người hoài nghi đặt ra câu hỏi liệu rằng đây có phải là một thí nghiệm của Nga hay không.

Và nói cho cùng, khi các phi hành gia phải làm việc nhiều năm ngoài không gian, thì việc thiếu sex không những là thiếu thực tế mà còn có hại cho sức khỏe.

  • Đỗ Quyên (Theo HSW)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,