Cách nay đúng 50 năm, để tìm kiếm những nền văn minh ngoài Trái đất, nhà thiên văn học Frank Drake đã hướng kính thiên văn vô tuyến vào những vì sao và lắng tai để có thể nghe bất cứ một tín hiệu lạ nào.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ông không hề nghe thấy những người ngoài hành tinh (viết tắt là E.T) “gọi” chúng ta, gọi cho nhau hoặc gọi đến bất cứ nơi nào khác trong một thí nghiệm kéo dài suốt 4 tháng tại Đài Thiên văn vô tuyến ở Greening Bank, Tây Virginia. Ngày nay, những cố gắng của ông bị chìm lấp trong những gì mà SETI đã làm được.
Trụ sở của chương trình tìm kiếm sự tồn tại của sinh vật ngoài trái đất (SETI) - Ảnh: Seti Institute. |
1974: Trái đất gửi thông điệp đến “người ngoài hành tinh
Vậy trong không gian vũ trụ bao la liệu có những nền văn minh nào giống như chúng ta là câu hỏi được đặt ra từ lâu, song chỉ từ năm 1960 mới có những tranh luận chính thức giữa các nhà thiên văn học. Nếu có họ đương nhiên tìm cách liên hệ với các nền văn minh khác, trong đó có chúng ta.
Vào khoảng năm 1974, nhà thiên văn học Drake và các đồng nghiệp tại Đài Thiên văn vô tuyến ở Greening Bank (Hoa Kỳ) đã dành toàn bộ công sức trong 4 tháng trời hướng kính viễn vọng về phía các hành tinh xa xôi, cố gắng “bắt” từng tín hiệu dù nhỏ nhất. Nhưng vô vọng.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết gì về E.T nhưng họ vẫn chưa mất hy vọng. Thay vào đó, họ gửi cho những người ngoài hành tinh này một thông điệp thông qua kính vô tuyến viễn vọng Arecibo tại Puerto Rico.
Đó là một lá thư rất thận trọng đầu tiên từ Trái đất tới các vì sao. Bức thư chứa đựng những thông tin về những hóa chất tạo ra sự sống (ADN), một hình vẽ đơn giản về hệ Mặt trời, những tấm ảnh về con người và đài thiên văn Arecibo. Lá thư đó đươc truyền đến khoảng 300.000 vì sao thuộc “Cụm Lớn” (Great Cluster), cách Trái đất khoảng 25.000 năm ánh sáng.
1977: Tín hiệu “Wow”
Tín hiệu của người ngoài hành tinh?
Cho đến ngày 15 Tháng 8 năm 1977 vẫn không một hồi âm nào được coi là chính thức. Có điều nhà thiên văn Jerry Ehman - người có nhiệm vụ theo dõi sự trả lời - đã lãnh đủ bằng một núi thư và các dữ liệu vô tuyến từ Đài quan sát vô tuyến Big Ear của ĐH quốc gia Ohio, có bức ngoài lề là một chữ “Than ôi” (“Wow”) to tướng, viết nguệch ngoạc.
Những tín hiệu dị thường ấy có thể là E.T mà cũng có thể là một cái gì khác nữa. Song dù là gì đi chăng nữa, các nhà thiên văn chẳng bao giờ thấy điều đó lặp lại, mặc dù đã thực hiện hàng chục nghiên cứu, để ngỏ khả năng để E.T gọi đến, thậm chí chỉ nhấc máy rồi dập sau hồi chuông đầu tiên cũng đáng quý lắm rồi.
1992-1993: sự tìm kiếm ngắn ngủi của NASA
Đúng 500 năm sau khi Christopher Columbus đặt chân đến Tân Thế giới, NASA chính thức khởi động chương trình SETI, khảo sát bằng Vi sóng độ phân giải cao. Các chuyên gia cho rằng đó là một sự cố gắng phi thường và đầy tham vọng để tìm kiếm nền văn minh ngoài trái đất với các công nghệ tiên tiến nhất thời đó, nhưng chỉ sau một năm hoạt động, chương trình đã bị chết yểu.
Thượng nghị sĩ Richard Bryan, “sát thủ” của chương trình đã phát biểu tại Thượng viện rằng “hàng triệu đôla đã bị ném qua cửa sổ không chút hồi âm. Chẳng có một người Sao Hỏa nào ra trình diện. Chẳng một chiếc đĩa bay nào bị tóm gọn”.
1995: Dự án Phoenix (Phượng Hoàng) mọc lên từ đống tro tàn
Nhà thiên văn học Seth Shostak của viện SETI.
Khi nguồn kinh phí của NASA cấp cho chương trình tìm kiếm E.T đã cạn kiệt, các công ty tư nhân vào cuộc bằng những thiết bị của NASA, cho ra đời Dự án Phoenix (Phượng Hoàng). Mục tiêu của nghiên cứu nhằm vào khoảng 1.000 vì sao có xác suất tồn tại những nền văn minh lạ và thu hút các Đài thiên văn vô tuyến trên toàn thế giới.
Ảnh trên là nhà thiên văn học Seth Shostak của Viện SETI đang tìm kiếm một tín hiệu nào đó của E.T trên Ngân hàng dữ liệu máy tính của Đài thiên văn Arecibo tại Puerto Rico.
Năm triệu người sử dụng Internet đã đóng góp một thời gian tổng cộng 300 triệu năm để tìm kiếm các tín hiệu của nền văn minh ngoài Trái đất thông qua mạng lưới SETI@home.
1999: SETI cho quần chúng
Hàng trăm, rồi hàng nghìn và cuối cùng hàng triệu người sử dụng máy tính trên tòan thế giới được huy động tham gia vào việc tìm kiếm E.T thông qua một mạng toàn cầu SETI@home thành lập năm 1999 bằng một dự án do Trường ĐH California tại Berkeley chủ trì. Chương trình đã thống kê các máy tính cá nhân để hệ thống hóa một biển dữ liệu do các thành viên của mạng SETI cung cấp và tập hợp lại ở Đài thiên văn vô tuyến Arecibo. Khả năng phối hợp của tất cả các máy tính nằm trong chương trình đã cho phép hình thành một siêu máy tính với giá thành rất thấp.
2007: Một dãy kính viễn vọng hướng về một phía
Mạng kính viễn vọng Allen là một tập hợp 42 chiếc kính viễn vọng.
Suốt 50 năm qua, dự án SETI đã buộc các nhà thiên văn phải chờ đợi nối mạng với với những kính viễn vọng khổng lồ trên khắp thế giới. Bắt đầu từ năm 2007, điều này đã thay đổi bằng việc thành lập Mạng kính viễn vọng Allen, một tập hợp các Đài thiên văn vô tuyến với 42 chíếc kính viễn vọng, có ăngten có đường kính trên 6 mét vời trụ sở cách San Francisco 300 dặm về phía Tây bắc. Mạng này do tư nhân tài trợ, chủ yếu là nhà tỷ phú phần mềm Paul Allen cùng nhiều người khác, lấy nghiên cứu E.T làm trung tâm.
Dự án này có liên kết nghiên cứu với Viện SETI và Trường ĐH California ở Berkeley. Trong thập kỷ tới, mạng sẽ phát triểm đến 350 ăngten, và trở thành một cơ sở kính viễn vọng vô truyến mạnh nhất thế giới.
Đóng góp của NASA trong dự án tìm kiếm các E.T: Đài thiên văn Kepler trên quỹ đạo. |
Tương lai SETI
Người ngoài hành tinh vẫn còn là một bí mật lớn, nếu như quả là họ thực sự tồn tại. Việc tìm kiếm các E.T mới chỉ tiến hành trong 50 năm, nên chưa có lý do gì để tuyệt vọng – là điều nhiều người nghĩ tới. NASA gần đây đã thò một bàn tay vào công trình có sự tham gia rộng rãi này thông qua “sứ giả Kepler”, một kính thiên văn vũ trụ rất hiện đại, lùng sục những hành tinh giống như Trái đất (tức có khả năng có người) trong số hàng nghìn vì sao trong giải Ngân Hà. Sự phát hiện các hành tinh này sẽ giúp các nhà khoa học tập trung hơn nữa những nỗ lực của mình.
Lại có ý kiến cho rằng nên mở rộng việc tìm kiếm ra bên ngoài cả các tín hiệu vô tuyến. Lại nữa, Paul Davies, một nhà vật lý tại ĐH Tổng hợp Arizona, tác giả nhiều sách phổ biến khoa học lập luận rằng, các thông điệp từ E.T có thể “trôi nổi” đâu đó dưới dạng ADN của các sinh vật ngoài hành tinh. Như vậy là chúng ta có thể tìm kiếm các bộ gen đã được giải mã, cũng giống như một bức thư đặt trong một cái chai và thả trôi trên mặt biển.
-
Tuấn Hà (Theo Msnbc)