- Có người bảo viết bài này là tuyên truyền cho… “đồi truỵ”, nên chẳng mấy ai dám nói thẳng. Nếu bạn cũng có ý nghĩ như vậy, mong bạn cứ đọc vì tò mò. Và hãy nghĩ rằng, nó đơn giản chỉ là câu chuyện khoa học đã được chứng minh.
TIN LIÊN QUAN
Vả lại, báo chí (28-4-2010) đưa tin Bộ trưởng Y tế Braxin khuyên mọi người hãy năng làm “chuyện ấy” cơ mà.
Chuyện muôn đời
Chuyện ấy đem lại lạc thú lứa đôi, sự quân bình hệ thống tâm sinh lý, góp phần làm nên hạnh phúc gia đình.
Chắc là do lễ giáo phong kiến, có một hoạt động trong sinh hoạt thường ngày luôn luôn bị người ta cho là tục tĩu, nhơ bẩn, xấu xa cứ lẩn tránh chẳng dám gọi thẳng tên mà dùng từ lấp lửng, nào là “chuyện ấy”, nào mượn những thứ liên quan để ám chỉ như “chuyện phòng the”, “chuyện giường chiếu”, “chuyện gối chăn”…
Đó là quan hệ tình dục giữa nam và nữ. Nếu chuyện ấy không xảy ra, làm gì có những bậc hiền tài, vĩ nhân làm nên lịch sử mà nhà nho Nguyễn Công Trứ cũng phải bực mình trước cái thứ “đạo đức giả phong kiến” ấy, mà nói toạc ra “Nếu không dâm đâu có nảy ra hiền”.
Tuy nhiên, người ta đều biết chính nó là cách để duy trì nòi giống. Chính nó đem lại một trong những lạc thú lứa đôi, sự quân bình hệ thống tâm sinh lý, góp phần làm nên hạnh phúc gia đình. Và có lẽ cứ giấu giấu diếm diếm lại làm người ta tò mò nhiều nhất.
Trước hết, phải nói rằng quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh học của con người cũng như đa số loài vật. Nếu có khác, chỉ là ở chỗ ở loài người, cùng với tình dục, còn có Tình yêu. Có lẽ vì thế, trong nhiều ngôn ngữ nước ngoài, người ta gọi “chuyện ấy” (Đấy! lại né tránh rồi!) là “thực hiện tình yêu” (“make love” trong tiếng Anh hay “faire l’amour” trong tiếng Pháp chẳng hạn).
Trên cơ thể, Tạo hoá làm ra một bộ phận nào thì cũng có ý đồ cả (bởi ngay cả một đoạn ruột mang tên “ruột thừa” cũng được khoa học chứng minh là chẳng hề thừa!) và nếu đã có, phải sử dụng chúng để đáp ứng những nhu cầu sinh học. Đã có mà không sử dụng, có lẽ “cái vật vô tích sự” ấy qua các thế hệ sẽ teo dần đi và biến mất. Giả sử khoa học muốn kiểm chứng xem, liệu không sử dụng, chúng có biến mất không và bao nhiêu đời thì biến mất (mà thật ra nếu không dùng đến thì làm gì còn những thế hệ sau để theo dõi nhỉ ?) thì nếu tìm người tình nguyện tôi sẽ từ chối đầu tiên. Còn bạn ???
Trên cơ thể chúng ta, Tạo hoá làm ra một bộ phận nào thì cũng có ý đồ cả và nếu đã có, phải sử dụng chúng để đáp ứng những nhu cầu sinh học. |
Không tìm được người chịu “hy sinh cho khoa học” kiểu này, chúng ta chỉ có thể chứng minh gián tiếp, rằng người “độc thân chân chính” (nghĩa là không bao giờ làm cái chuyện “xấu xa” ấy) có bất lợi gì so với người “đũa có đôi” không.
Nói với nhau bằng số liệu
Tạp chí Y học Anh (British Medical Journal) đã công bố một kết quả nghiên cứu khiến những “chàng trai cô đơn” phải giật mình:
- Tuổi thọ trung bình của những người cô đơn thấp hơn nhiều so với người có gia đình (Có người cãi: những đại lão hoà thượng X, tổng giám mục Y 100 tuổi đấy thôi. Xin thưa: hãy lấy số liệu trung bình. Vả lại, biết đâu nhưng vị 100 tuổi kia, giả sử có gia đình sẽ thọ 105 tuổi thì sao? Ai biết được!).
- Tỷ lệ nam giới “phòng không” mắc bệnh tim cao gấp đôi tỷ lệ các vị vợ con đề huề.
- Tỷ lệ các vị chăn đơn gối chiếc loét dạ dày cao gấp ba lần nhưng ông từng làm bố.
Nghiên cứu này còn cho biết các vị độc thân thà nghiện thuốc lá, bị cao huyết áp hay stress còn không hại bằng thiếu tình yêu của bà vợ.
Đấy là các quý ông, chứ phụ nữ chúng tôi thì khác, có bà cãi. Ấy chết, cũng tạp chí này còn cho biết những quý cô độc thân sổ mũi, nhức đầu, viêm bàng quang, rối loạn đường ruột cao hơn hẳn nhưng quí bà có có sự thương yêu của chồng. Theo dõi các nữ bệnh nhân ung thư vú sau 5 năm, thống kê cho biết người cô đơn có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi người có gia đình.
Tuổi thọ trung bình của những người chăn đơn gối chiếc thấp hơn nhiều so với người có gia đình. |
Bấy nhiêu con số thôi cho thấy ưu điểm của cuộc sống gia đình. Có gia đình, ắt có chuyện gối chăn (xin lại phong kiến một chút để tránh chữ “make love, người ta dịch thô thiển là “làm tình”). Nhờ nó mà có được những lợi ích vừa kể.
Bạn muốn thêm chứng minh ư ? Thì đây, xin nói về những người đã có gia đình nhưng “thiếu thoả mãn về tình dục” chứ không đến nỗi độc thân “chân chính” (!). Trong một nghiên cứu của nhà tâm lý Mỹ Alexander Lowen, trong số 100 phụ nữ bị lên cơn đau tim, 65% người cho biết họ không thoả mãn về tình dục trước khi phát bệnh. Một nghiên cứu khác trên 131 bệnh nhân nam đau tim cũng cho tỷ lệ tương tự.
-
Bảo Châu
(Còn nữa)