Với thiết bị hiện đại, nhiều thước phim và hình ảnh được ghi lại và cùng lúc gửi về tàu nghiên cứu, vệ tinh, trung tâm chỉ đạo hành trình ở Mỹ và Indonesia để giúp các nhà khoa học khám phá sự sống ở núi lửa đáy biển này.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nguồn nước giàu khoáng chất trào lên từ những miệng phun của ngọn núi lửa đồ sộ Kawio Barat ngoài khơi Indonesia. |
Những tuần qua, một trong những ngọn núi lửa đáy biển lớn nhất thế giới lần đầu được vẽ bản đồ và khám phá chi tiết nhờ sự hợp tác giữa Indonesia và Mỹ.
Kawio Barat nằm ở phía Bắc đảo Sulawesi được phát hiện vào những năm 1990 bởi vệ tinh thăm dò độ sâu của những công ty khai mỏ. Thế nhưng đâu là lần đầu một đoàn thám hiểm thật sự tiếp cận ngọn núi lửa này. TS vi sinh vật Jim Holden, người đứng đầu đoàn thám hiểm cho biết cùng với tàu ngầm điều khiển từ xa, họ là những người đầu tiên đến vùng núi lửa đó.
Ngọn núi lửa Kawio Barat cao vọt lên giữa nền đáy biển Indonesia, ngọn núi được vẽ bản đồ bằng hệ thống định vị siêu âm vào tháng 6 vừa qua. |
TS Holden thuộc ĐH Massachusetts cho biết: “Với độ cao hơn 3.500m, Kawio Barat cao hơn gấp ba bốn lần những ngọn núi trong đất liền ở Indonesia”.
Đáng nói là Kawio Barat cao vọt đơn độc từ một vùng đáy biển phẳng lặng sâu hơn 5.400m. Ngọn núi đã được minh chứng bằng những tài liệu cụ thể nhờ sự hỗ trợ của những thiết bị công nghệ cao gồm hệ thống định vị siêu âm và một thiết bị điều kiển từ xa được mang theo tàu nghiên cứu Okeanos Explorer của Cục quản lí khí quyển và đại dương Mỹ.
Một ngọn núi gần thị trấn Bitunglooms hắt bóng chiều lên con tàu nghiên cứu Okeanos Explorer khi nhóm thám hiểm chuẩn bị rời cảng. |
Theo TS Holden, chương trình thăm dò biển sâu tại vùng Sangihe Talaud có sự hợp tác giữa Mỹ và Indonesia nhằm xác định nguồn tài nguyên biển sâu tại Indonesia và cấp phép cho những chương trình nghiên cứu và bảo vệ trong tương lai.
Trong những năm tới, nhóm nghiên cứu sẽ thu thập những mẫu địa chất, hóa chất và sinh vật có thể được dùng trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất nhiên liệu sinh học đến hóa dược.
Một miệng phun thủy nhiệt trong tấm hình được chụp bởi thiết bị điều khiển từ xa Little Hercules hạ xuống núi lửa Kawio Barat vào 30/6. |
TS Holden cho biết hoạt động thủy nhiệt cho thấy mắc ma ở trung tâm núi lửa hẳn phải phun trào khá thường xuyên trong các hoạt động địa chất. Theo ông, có một lớp trầm tích núi lửa khá mới bao phủ đỉnh núi Kawio Barat và những dốc núi trơn nhẵn cho thấy ngọn núi đã từng phun trào gần đây.
Little Hercules đang ở gần một miệng thủy nhiệt trên đỉnh núi lửa đáy biển Kawio Barat. |
Thiết bị điều khiển từ xa đã từng có thời gian “nghỉ hưu” sau sự nghiệp tiếng tăm cùng nhà hải dương học Robert Ballard. Nhưng trong nghiên cứu mới, nó đã được nâng cấp với động cơ mới và các bộ phận truyền tín hiệu, cảm ứng, chụp hình.
“Anh hùng nhỏ” đã trở lại, lặn sâu hơn, soi sáng hơn và chụp ảnh có độ phân giải cao hơn trước, người vận hành Little Hercules Dave Lovalvo cho biết.
Đoàn nghiên cứu trong phòng điều khiển của tàu Okeanos Explorer trong khi Little Hercules đang lặn sâu xuống đáy biển vào ngày 7/7. |
Trong hành trình biển sâu đầu tiên này, một vài thành viên đoàn nghiên cứu đã tham gia từ xa thông qua những trung tâm chỉ đạo hành trình đặt tại phòng công nghệ cao ở Jakarta, Indonesia và Seattle, Washington. Những nhà khoa học tại những trung tâm này được kết nối với tàu nghiên cứu thông qua vệ tinh, màn hình hiển thị cực lớn và Internet tốc độ cao.
Con cua trắng hối hả băng qua một miệng phun trên núi lửa ngầm Kawio Barat. |
Từ bức ảnh của thiết bị điều khiển từ xa, không thể xác định được danh tính loài cua này nhưng theo các nhà nghiên cứu, loài giáp xác này rất có khả năng là một nhóm cua duy nhất được biết thường “viếng thăm” các miệng phun, nhóm Bythograeidae.
Những ống phun lưu huỳnh bị bám cứng bởi những lớp vỏ hàu. |
Verena Tunnicliffe, nhà sinh học thuộc ĐH Victoria, Canada kể lại trên những miệng phun, các nhà khoa học đã thấy những xúc tua của những con hàu duỗi ra như hoa nở, sau đó nó cuốn lại vào trong vỏ. Có những túm lông tơ trắng mềm trên những xúc tu là sự sinh trưởng của những vi khuẩn khi trôi ngang qua những miệng phun. Những con hàu đưa những xúc tu của mình ra để “nuôi dưỡng” đám vi khuẩn, sau đó dường như rút vào như để “liếm những ngón tay” của chúng.
Trong lần lặn thứ 3 của thiết bị điều khiển từ xa ở miệng núi lửa khổng lồ vào 1/7, các nhà khoa học ghi lại hình ảnh một loài mực ống biển sâu rất lạ. |
Theo TS Holden, phần lớn sinh vật được bắt gặp trong cuộc thám hiểm rất ít phổ biến ở những miệng phun thủy nhiệt, con mực ống này có thể là một loài mới đối với khoa học. Ông cho biết: “chúng ta sẽ không biết liệu những sinh vật này là phải là duy nhất không cho đến khi chúng ta có cơ hội tập họp chúng”.
Một con tôm hùm trắng dường như đang có bữa tiệc của chính nó với những túm lông tơ mịn của những xúc tu trên miệng phun. |
Nhà sinh vật Tunnicliffe của ĐH Victoria kể rằng các nhà khoa học còn thấy những con sâu nhỏ trong những ống phun, những con sao sao và ốc sên. “Đó là một quần thể khá thịnh vượng trên một vùng rộng của những miệng phun thủy nhiệt”.
Những con hàu cổ ngỗng hoàn toàn bao phủ những ống phun lưu huỳnh của núi lửa ngầm Kawio Barat. |
Tunnicliffe phải thốt lên khi thấy hình ảnh hàng ngàn con hàu nở rộ với những xúc tu của chúng.
Những đoạn phim và hình ảnh được ghi lại bởi Little Hercules được gửi cùng lúc về tàu, đến vệ tinh và những thành viên tại những trung tâm chỉ đạo hành trình trong đất liền. |
Holden cho biết với một phương pháp mới vô cùng hiệu quả, nhiều nghiên cứu đại dương sẽ được tiến hành thuận lợi trong tương lai.
-
Chi Giao (Theo Nat Geo)