221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1291598
Thực hư về bọ xít hút máu người
1
Photo
null
Thực hư về bọ xít hút máu người
,

- Người dân khu vực Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn liên tục phản ánh đến cơ quan chức năng về tình trạng bị bọ xít hút máu trong những ngày gần đây. Thực hư về hiện tượng này đang tiếp tục được làm rõ.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Tiến sĩ Trương Xuân Lam - Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) cho biết, Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng đã gửi mẫu ra cho Viện để nghiên cứu và bước đầu ông Lam xác định đó là bọ xít hút máu.

Trước đó, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng liên tục xuất hiện tình trạng bọ xít hút máu người được nhân dân thông báo đến Trung tâm y tế dự phòng thành phố. Biểu hiện của người bị đốt là vết đốt sưng tấy, ngứa và đau, sau 3-5 ngày tự lành.

Mô tả ảnh.
Một mẫu bọ xít hút máu người được gửi đến phòng Côn trùng học để xét nghiệm. (Ảnh do TS Trương Xuân Lam cung cấp)

Gần đây, ngày 7/7, Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng tiếp nhận thêm một trường hợp bị bọ xít cắn ở quận Ngũ Hành Sơn.

Cũng trong ngày này, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định) - Tiến sĩ Hồ Văn Hoàng cũng đã xuống nhà người dân bị bọ xít đốt để xem xét.

Thông tin ban đầu được chị Phan Thị Minh Nhỏ 34 tuổi, ở 268/4 Ngô Mây, TP Quy Nhơn thông báo, lúc đang nằm ngủ thì bị con côn trùng (giống bọ xít) chích vào cánh tay gây đau nhức và sưng tấy. Do đã được biết về con bọ xít hút máu người đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây nên gia đình tiến hành dọn dẹp nhà cửa và cũng phát hiện ra 1 con bọ xít khác. Các con bọ xít này lập tức được gia đình chị Nhỏ gửi đến cơ quan chức năng.

Dẫn lời tiến sĩ Hoàng trên Báo Thanh niên thì Viện đã thành lập đoàn khảo sát tại địa bàn Đà Nẵng, nơi có nhiều người bị bọ xít đốt. Đến ngày 5/7 đã ghi nhận có 12 điểm xuất hiện bọ xít, trong đó 5 điểm có những chứng cứ cho thấy bọ xít đã đốt người. Năm điểm này đều có đặc điểm chung là nhà nằm trong hẻm, có trồng một số loại cây: bí đao, mơ, bầu, mít, nhãn…

Tiến sĩ Hoàng cho biết, Viện đã lấy mẫu máu của chị Nhỏ để xét nghiệm nhằm kiểm tra có lây nhiễm mầm bệnh gì không và sẽ tiếp tục khảo sát để có thêm bằng chứng về loài bọ xít này.

Ông Tôn Thất Thạnh - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng nói thêm, những người đến Trung tâm cho biết họ đã từng bị bọ xít cắn cách đây 2 - 4 tháng. Tuy vết cắt bị sưng và gây đau nhưng sau đó ít ngày tự lành trở lại và hiện nay những người bị bọ xít cắn đã trở lại làm việc bình thường.

Trước đó, khoảng cuối tháng 6 trên một vài khu vực ở địa bàn Hà Nội, một số người dân cũng phản ánh là bị loại côn trùng này đốt và có dấu hiệu mệt mỏi.

Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW đã tư vấn đến người dân, khi phát hiện bị đốt cần rửa sạch vết đốt bằng xà bông nhằm sát khuẩn. Sau đó, bôi kem chống dị ứng côn trùng hoặc bôi các chất có tính sút nhằm trung hòa lượng axit như vôi, kem đánh răng...

Ông Trương Xuân Lam cho biết, chưa thể kết luận được việc lây truyền của loại côn trùng này. Nhưng với tính hình khó kiểm soát được như hiện nay thì khó đoán định loại côn trùng này có thể phát triển tràn lan và gây thảm họa ra sao.

"Để nghiên cứu được cụ thể thì cần phải có mẫu sống, trong khi đó những mẫu người dân gửi đến đều là mẫu chết. Chúng tôi đang đi thu thập mẫu sống và sẽ nuôi để nghiên cứu đặc điểm sinh học của nó thì mới có thể kết luận được độ nghiêm trọng ra sao", ông Lam chia sẻ.

Tuy nhiên, qua xét nghiệm 12 mẫu máu (lấy từ những người bị bọ xít chích đốt) thì chưa phát hiện mầm bệnh gây bệnh Chagas như ở Trung - Nam Mỹ, ông Lam trấn an.

Trả lời trên Báo điện tử Dân Việt từ ngày 2/7, TS. Ngô Vĩnh Viễn - Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết, ở Việt Nam loại bọ xít này chưa có tên trong danh mục các loài côn trùng gây hại, vì thế chưa thể có kết luận cụ thể.

Trước những hoang mang của dư luận, hiện nay, Viện Bảo vệ thực vật đang phối hợp với các cơ quan chức năng đối chiếu với các loài bọ xít có trong kho mẫu của Viện và sẽ có kết luận trong vòng ít nhất 10 ngày nữa (khoảng đầu tuần sau).

Nói lại cho rõ về bọ xít hút máu người:

Trên thế giới có khoảng 3.000 loài bọ xít khác nhau?

Chỉ riêng các loài bọ xít ăn sâu thuộc họ Reduviidae đã ghi nhận được 23 phân họ, 930 giống với hơn 6800 loài.

Trước đây có một số nghiên cứu về bọ xít hút máu nhưng chủ yếu là phục vụ trong nông nghiệp?

Các nghiên cứu về các loài bọ xít ăn sâu thuộc họ Reduviidae đã được thực hiện nhiều năm, tuy nhiên cho đến nay chưa có loài bọ xít hút máu nào được nghiên cứu để phục vụ cho ngành nông nghiệp cả. Các loài nghiên cứu phục vụ nông nghiệp đều thuộc các loài bọ xít bắt mồi (ăn sâu hại) trên cánh đồng. Hiện ở Việt Nam có khoảng 150 loài (trừ các loài hút máu thuộc giống Triatoma).

Tên Latinh chuẩn xác của loại bọ xít cần chỉnh lại:

Triatoma rubrofasciata (De Geer, 1773) chứ không phải Triatoma rubrofassiata.
Triatoma dimidiata (Latreille, 1811) chứ không phải Triatoma dimidiate.

  • Bảo Anh
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,