221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1297111
Cần phát hiện cả trứng bọ xít hút máu
0
Article
null
Cần phát hiện cả trứng bọ xít hút máu
,

- Trứng bọ xít nhỏ, hình bầu dục và màu trắng sữa. Mọi người cần lưu ý không chỉ con bọ xít mà cả trứng của nó ở các giát giường, dưới đệm để diệt trừ sớm.

Các nghiên cứu quá trình sinh nở của bọ xít đang được tiến hành và đã cho những kết quả mới mẻ bổ ích.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Mô tả ảnh.
Trứng bọ xít hút máu: màu cam là sắp nở con, màu trắng là vỏ (Ảnh được chụp qua kính lúp, do TS Trương Xuân Lam cung cấp)

Tại phòng thí nghiệm của Phòng Côn trùng học thực nghiệm (thuộc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật) hiện đã có 30 con bọ xít con mới nở từ trứng.

Trưởng phòng Trương Xuân Lam cho VietNamNet biết đến ngày 1/8/2010 đã thu được khoảng 70 con bọ xít hút máu trên địa bàn Hà Nội. Nhiều cặp (con đực + cái) trong số đó đã được lựa chọn để nuôi lấy trứng.

TS Lam cho biết, các cặp bọ xít giao phối thì khoảng 10 ngày sau chúng đã đẻ gần trăm quả trứng. Chọn 30 quả để nuôi ở nhiệt độ phòng thí nghiệm thì khoảng 13-15 ngày sau, những vỏ trứng tự tách để bọ xít chui ra ngoài.

Điều đáng nói là, tất cả các con bọ xít con này, chỉ khoảng 24 giờ sau là bắt đầu hút máu.

Để nuôi những con bọ xít này, Phòng côn trùng học đã phải cho chúng hút máu động vật bằng cách thả thỏ, chuột bạch hoặc gà con vào.

Tuoi-1-(no-mau).jpg Mô tả ảnh.
Con bọ xít non 1 tuổi (ảnh trái) và 2 tuổi. Đến 4-5 tuổi, con non này sẽ là bọ xít trưởng thành.

Cũng mới đây, Phòng thí nghiệm của Trung tâm Phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nuôi hơn chục quả trứng và khoảng 10 ngày sau đã nở ra con.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Hình ảnh trứng và bọ xít con ở phòng thí nghiệm của Trung tâm phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng tỉnh Thừa Thiên - Huế. (Ảnh chụp cận cảnh của phòng thí nghiệm)

Theo TS Lam, mục đích của việc nuôi bọ xít là để nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và phát triển của loài. Từ đó, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu cách phòng và chống loại bọ xít này.

TS Lam cũng cho biết, đây là loại bọ xít đẻ trứng rời từng quả (không phải dạng chùm trứng như nhiều loại bọ xít khác). Đồng thời, bọ xít hút máu có quy trình tách vỏ trứng nở con như gà con, chỉ khác là không phải ấp mà chỉ cần nuôi ở phòng thí nghiệm với nhiệt độ bình thường.

Ông Lam khuyến cáo, người dân cần lưu ý hình thái không chỉ con bọ xít mà cả trứng của nó ở các giát giường, dưới đệm để loại trừ sớm.

Như đã nói, ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể về loài bọ xít này. Mới đây, Chủ tịch Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã giao cho Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đề tài nghiên cứu về loại bọ xít hút máu này trong thời gian 3 năm.

  • Bảo Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,