221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1303931
Robot có thực sự sống được không?
0
Article
null
Robot có thực sự sống được không?
,

Robot ngày càng giống con người. Chẳng hạn chú robot Kojiro vừa ra đời tại Trường ĐH Kyoto này, được chế tạo bằng những vật liệu nhẹ và đàn hồi có khung xương hẳn hoi. Nhìn nó, nhất là lúc nó cử động ai chẳng nghĩ là người thật. 

TIN LIÊN QUAN

Nhưng liệu robot có sống được không? Đó là vấn đề gây ra những cuộc tranh cãi dai dẳng trong giới khoa học.

Robot Kojiro tại Đại học Kyoto, Nhật Bản.
Robot Kojiro tại Đại học Kyoto, Nhật Bản.

Theo nhà chế tạo robot Derek Wadsworth, Phòng Thí nghiệm quốc gia Idaho (Nhật Bản), trước hết bạn phải phân biệt giữa một thiết bị tự động (automation) và một robot hiện tại để xem xét vấn đề. Một thiết bị tự động - giống như một cánh tay cơ học trong dây chuyền lắp ráp ô tô chẳng hạn - có khả năng cảm nhận và hành động để đáp ứng cảm nhận đó. Ví dụ trong hệ thiết bị tự động lắp ráp ô tô trên khi khung xe tiến gần đến băng chuyền, cánh tay máy lập tức nhận ra sự có mặt của nó và nâng tấm chắn gió lên để tự vệ.

Một robot thực thụ sẽ thực hiện một bước tiếp theo cho quá trình này: có lý trí. Nó phân tích các dữ liệu của cảm giác và hành động dựa trên các tính toán của chính mình.

"Hành động có lý trí - đó chính là thuộc tính của con người. Trong mọi việc chúng ta làm, chúng ta cảm nhận hòan cảnh và môi trường xung quanh, chúng ta phân tích cái mà chúng ta cảm nhận, sau đó chúng ta mới hành động. Robot sống hay không sống? Chúng chỉ được coi là sống nếu chúng có cảm giác, có khả năng lập luận và hành động” - Wadsworth nói. 

Cái robot hiện đang thiếu là chúng cần con người phải bảo cho chúng biết chúng cần cảm nhận cái gì rồi sau đó hành động như thế nào.

Mục tiêu của trí thông minh nhân tạo là lập trình cho robot với khả năng tìm được đường trong biển cả các dữ kiện, xác định những gì có ảnh hưởng đến hành vi và ra quyết định. Một số máy hút bụi gia đình đã được trang bị những cảm biến và thể hiện chúng có thể tự học được những điều đơn giản.

Wadsworth nêu ví dụ: “Chiếc máy hút bụi Roomba hiện được bán trên thị trường và đã có mặt ở nhiều gia đình có thể tự mình vừa chuyển động vừa cần mẫn làm vệ sinh cả một tầng lầu, gặp chướng ngại vật thì tự lùi lại và chuyển sang hướng khác. Nhờ vậy nó cứ nhẩn nha hút bụi hết phòng này sang phòng kia. Nhưng hoàn toàn có thể cài đặt vào bộ nhớ của nó tấm bản đồ các gian phòng có xác định các chướng ngại vật ở những vị trí nào, thì nó không cần phải mò mẫm như vậy nữa, có thể tự tìm ra đường ngắn nhất để làm việc đỡ công sức nhất và như vậy, nó hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn, với thời gian ít hơn nhiều. Con người đã làm nó tiến hoá”. 

Trong tương lai, robot sẽ được coi là cá thể sống vì chúng có trí thông minh?
Trong tương lai, robot sẽ được coi là cá thể sống vì chúng có trí thông minh?

Song chắc chắn đến một lúc nào đó, tự hoàn thiện mình để tự tiến hoá là việc của robot.

Ayanna Howard, giám đốc Phòng thí nghiệm Các hệ thống Tự động hoá-Con người (Automation-Human Systems Lab) tại Georgia Tech cho rằng vấn đề robot có trở thành một cá thể sống hay không sẽ tạo ra sự khác biệt trong chính bản thân ngành robot học.

"Có người cho rằng robot tương lai coi là cá thể sống bởi chúng có thể có trí thông minh rõ rệt” - Howard nói - “Ở chúng hoàn toàn có thể xuất hiện các hành vi riêng, chúng tự hành động, học hỏi từ kinh nghiệm và hoàn thiện mình từng bước một và nhiều người nghĩ, như vậy là chúng sống, giống hệt như con người. Nhưng nếu đứng về mặt triết học mà nói, thì không. Con người có khả năng nhận thức về sự tồn tại của mình, trong khi robot cần phải được lập trình mới có được cảm giác tồn tại (sense of being), bản thân chúng không nhận thức được điều đó”.

Nói về các khuynh hướng của công nghệ hiện đại, Howard cho rằng trí thông minh nhân tạo ngày càng phát triển đến mức khó hình dung và sự lai tạo giữa robot và sinh học sẽ làm cho vấn đề ngày càng trở nên phức tạp. Trí tuệ của con người tiếp tục phát triển đi theo hướng cố gắng làm xuất hiện sự sống từ bản thân sự sống”.

"Là một kỹ sư chế tạo robot, tôi không nghĩ rằng robot sẽ sống được vì chính tôi lập trình cho chúng” – Howard nói – “Nhưng nếu tôi tặng con trai tôi một robot và trang bị cho con robot ấy những khả năng tự điều khiển và thể hiện tình cảm, thì con tôi sẽ quả quyết rằng nó là một sinh vật. Hiện nay mục tiêu của tôi là thế này: tạo ra những robot dường như có nhận thức, sao cho chúng thể hiện được những dấu hiệu của trí thông minh”.

  • Tuấn Hà (Theo Discovery)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,