221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1297402
Sự sống có trên sao Hỏa từ 4 tỷ năm trước?
0
Photo
null
Sự sống có trên sao Hỏa từ 4 tỷ năm trước?
,

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện đã phát hiện ra loại đá cổ Nili Fossae trên bề mặt của sao Hỏa mà theo như họ nói thì gần như giống hệt với đá trong khu vực Pilbara ở phía tây bắc Australia, nơi lưu giữ những bằng chứng đầu tiên về sự sống trên Trái đất.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Tầng đá cổ Nili Fossae trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: Daily Mail.

Phát hiện mới này có thể được xem là bằng chứng rõ nét nhất về việc các sinh vật sống đã tồn tại trên bề mặt sao Hỏa 4 tỷ năm về trước và hiện đang được lưu giữ trong loại đá cổ Nili Fossae trên bề mặt của hành tinh này.

Các nhà khoa học đã sử dụng ánh sáng hồng ngoại của một loại công cụ trên tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter (Tàu Quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa) của NASA để có thể nghiên cứu đá Nili Fossae trên bề mặt Sao Hỏa. Sau đó sử dụng các công cụ tương tự để nghiên cứu loại đá Pilbara tại Úc.

Vào năm 2008, lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đá Nili Fossae có chứa cacbonat. Cacbonat được hình thành khi lớp vỏ và cơ thể của các loài động chết và được chôn trong lòng đất. Đến nay, các nhà khoa học lại phát hiện ra rằng đá Nili Fossae trên sao Hỏa và đá Pilbara tại Australia có chứa nhiều loại khoáng chất tương tự nhau.

Điểm tương đồng giữa hai loại đá về các loại khoáng chất được xem là cực kì quan trọng vì đá Pilbara đã được sử dụng để nghiên cứu sự sống của Trái đất 3,5 tỷ năm trước đây.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, đá Nili Fossae thậm chí có thể bao gồm cả stromatolites, vốn được hình thành bởi các loại vi khuẩn cổ đại như đá Pilbara.

Mô tả ảnh.
Đá Pilbara, Australia đang lưu giữ những hóa thạch về sự sống của Trái Đất thủơ sơ khai. Ảnh: Daily Mail.

Tiến sĩ Adrian Brown, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đã nói: “ Đá Pilbara rất mát. Đó là một phần của Trái đất đã tồn tại khoảng 3,5 tỷ năm, tương đương với khoảng 3/4 lịch sử của Trái đất… Nó cho chúng ta một cái nhìn về những gì đã xảy ra trên Trái đất trong những ngày đầu tiên”

Nhóm nghiên cứu tin rằng có thể một quá trình thủy nhiệt tương tự như ở Trái đất đã bảo quản những dấu mốc của sự sống ở sao Hỏa với loại đá ở khu vực Nili Fossae.

Các loại đá Nili Fossae có độ tuổi khoảng 4 tỷ năm, cũng có nghĩa là chúng đã tồn tại với khoảng 3/4 lịch sử của sao Hỏa. Tiến sĩ Brown giải thích: “Chúng tôi cho rằng các liên kết thủy nhiệt có thể đã cung cấp đủ năng lượng cho những hoạt động sinh học trong những ngày đầu của sao Hỏa”.

  • Đỗ Hòa (Theo Daily Mail)
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,