Theo tính toán của các chuyên gia Ủy ban năng lượng quốc tế LHQ (IEA), năng lượng mặt trời năm 2050 có thể phát ra khỏang 9.000 terawatt/giờ tức 20-25% lượng điện cần thiết cho tiêu dùng của cả hành tinh. Nếu điều này được thực hiện, mỗi năm chúng ta sẽ giảm được 6 tỷ tấn khí CO2 thải ra môi trường.
Năng lượng mặt trời sẽ góp phần ổn định sản lượng điện trong tương lai. Ảnh: Internet.
Ủy ban năng lượng LHQ đã đưa ra một bản báo cáo về lộ trình công nghệ, nghĩa là các bước cơ bản cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu trên. Riêng về năng lượng mặt trời, bản báo cáo đề cập đến 2 công nghệ.
Một là phát triển công nghệ quang điện, cơ bản dựa trên pin mặt trời bán dẫn.
Hai là công nghệ bộ góp (concentrator technology), dựa trên việc sử dụng thấu kính hoặc gương tập trung năng lượng mặt trời để làm nóng một vật thể (sau đó chuyển nhiệt thành điện) hoặc các bộ đổi điện bán dẫn.
Giám đốc IEA ông Nobuo Tanaka cho biết: "Công nghệ quang điện và công nghệ bộ góp bổ sung cho nhau mà không cạnh tranh nhau, song quang điện có ưu thế là phát triển được trong khoảng nhiệt độ rộng hơn”.
"Ngược lại, công suất ổn định và sự linh hoạt của các trạm góp giúp cho người vận hành mạng lưới điện không khó khăn phối hợp các nguồn năng lượng tái sinh (bao gồm 2 nguồn năng lượng mặt trời này và nguồn năng lượng gió) theo ý mình khi điều hành để bảo đảm cung cấp được năng lượng điện tái sinh “sạch” đến người tiêu thụ cuối cùng”.
Theo ý kiến của các chuyên gia, vào giữa thế kỷ 21, công nghệ bộ góp sẽ cung cấp 11,3% sản lượg điện và công nghệ quang điện cung cấp khoảng 11%. Theo số liệu thống kê, vào đầu năm 2010 công suất điện của các trạm bộ góp điện mặt trời đã lên tới 1 gigawatt và tổng công suất của quang điện mới chiếm 0,1% tổng công suất điện phát ra.
Để thực hiện chiến lược chung của ngành năng lượng toàn cầu, năng lượng mặt trời cần có sự đầu tư tích cực, đặc biệt lưu ý đến các vấn đề về cơ sở hạ tầng, phối hợp các trung tâm phát điện, vì đặc điểm của dạng năng lượng này là nằm xa nhau, gây trở ngại cho việc hoà mạng.
-
Tuấn Hà (Theo Pravda)