221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1320106
Các nhà phát minh bị chính sáng chế giết
0
Article
null
Các nhà phát minh bị chính sáng chế giết
,

Rất nhiều người đã cho ra đời các phát minh vĩ đại, nhưng đáng tiếc là, một vài trong số họ đã trở thành nạn nhân của chính sáng chế hoặc sản phẩm "mồ hôi nước mắt" của mình.

Henry Winstanley (31/3/1644 – 27/11/1703)

Sau khi mất cả 2 con tàu của mình ở dải đá ngầm Eddystone đầy nguy hiểm, Henry Winstanley - một kiến trúc sư kiêm kỹ sư nổi tiếng người Anh cảm thấy cần phải chế tạo một ngọn hải đăng để bảo vệ tàu thuyền của ông cũng như của những người khác. Vào đầu những năm 1700, ông Winstanley đã phát minh ra ngọn hải đăng Eddystone đầu tiên và tự hào nói với thế giới rằng ông ước có thể "ở trong ngọn hải đăng vào thời điểm xảy ra cơn bão lớn nhất lịch sử".

Winstanley không hay biết lời cầu nguyện của ông sẽ sớm được đáp ứng vào đêm 26/11/1703, khi một trong những cơn bão huỷ diệt nhất đối với Vương quốc Anh xuất hiện, làm rung chuyển các dải đá ngầm và gây thiệt hại khôn lường. Buổi sáng hôm sau, khi bầu trời cuối cùng trở nên quang đãng và các con tàu cập bến khu vực Eddystone Rocks thì thấy ngọn hải đăng vĩ đại của Winstanley đã biến mất. Và ông cũng vĩnh viễn ra đi cùng sản phẩm sáng tạo của mình.

Horace Lawson Hunley (20/6/1823 - 15/10/1863)

Không chỉ là một nhà lập pháp, một luật sư kiêm kỹ sư hàng hải cho quân đội miền Nam (lực lượng vũ trang của 11 tiểu bang miền nam muốn ly khai khỏi Mỹ hồi giữa thế kỷ 19), H.L. Hunley còn nổi tiếng vì đã phát minh ra tàu ngầm trong trong cuộc nội chiến Mỹ 1860 - 1865. Sáng chế của ông Hunley đã gặp vận xui khi 5 trong số 9 thành viên thuỷ thủ đoàn đã thiệt mạng ngay trong lần hạ thuỷ đầu tiên của tàu ngầm. Tuy nhiên, nhà phát minh này vẫn có mặt trên tàu ngầm trong nỗ lực thứ hai nhằm tấn công điểm phong toả của chính phủ liên bang ở cảng Charleston bằng "cỗ máy lặn kỳ quặc" của ông. Lần này, tất cả thành viên thuỷ thủ đoàn đều tử nạn, kể cả ông Hunley.

Quân đội miền Nam về sau đã có thể khôi phục chiếc tàu ngầm và thực hiện nỗ lực công phá điểm phong toả lần thứ ba. Lần này, họ đã thành công. Dẫu vậy, đây cũng không phải là điềm lành đối với thủy thủ đoàn. Sau khi hạ gục thành công một con tàu của chính phủ liên bang, toàn bộ tàu ngầm Hunley đã bị chìm một cách bí ẩn. Sau 132 năm bị lãng quên, tàu Hunley cuối cùng đã được tái phát hiện ở dưới đáy Đại Tây Dương, ngay bên ngoài cảng Charleston.

William Bullock (1813 - 21/4/1867)

William Bullock, người Mỹ, đã phát minh ra máy in quay Bullock. Có nhiều lời đồn đại rằng ông Bullock hoặc đã đá vào máy của mình hoặc vô tình bị kẹt chân vào động cơ máy. Vết thương ở chân của ông bị nhiễm trùng và ông qua đời không lâu sau đó vì hoại tử.

Otto Lilienthal (23/5/1848 - 10/8/1896)

"Phát minh ra máy bay chưa là gì. Chế tạo một chiếc là làm được điều gì đó. Nhưng bay được mới là tất cả" - phát ngôn nổi tiếng của Otto Lilienthal, một trong những người tiên phong trong sự phát triển hàng không cho con người và là nhà phát minh ra các tàu lượn đầu tiên trên thế giới. Lilienthal đã thực hiện hơn 2.500 chuyến bay thành công bằng các sáng chế của mình trong 5 năm liên tiếp từ năm 1891 cho tới một ngày định mệnh vào năm 1896, khi tàu lượn của ông bị mất lực nâng và ông bị rơi từ độ cao 17 mét. Hậu quả của tai nạn khiến ông bị gãy cột sống và một ngày sau, ông qua đời vì chấn thương. Lời trăn trối cuối cùng của kỹ sư tài ba người Đức này đã là nguồn cảm hứng cho tất cả những ai phải đối mặt với nhiều trở ngại khi cố gắng làm được điều gì đó lớn lao trong cuộc sống: "Cần phải có những sự hy sinh nhỏ nhoi".

Thomas Andrews (7/2/1873 - 15/4/1912)

Chuyên gia người Ireland Thomas Andrews là một trong những kiến trúc sư đứng sau sự ra đời của con tàu Titanic huyền thoại. Là một nhà đóng tàu có trách nhiệm, ông Andrews đã có mặt trên tàu Titanic để cùng tham gia chuyến đi biển đầu tiên và cũng là cuối cùng của tàu du lịch từng được tán tụng là "không thể chìm" này. Phần còn lại của câu chuyện tất nhiên đã đi vào lịch sử: Khi đang di chuyển từ châu Âu sang Bắc Mỹ, tàu Titanic đã va vào một tảng băng trôi trên Đại Tây Dương lúc 23h40 đêm ngày 14/4/1912 và chìm hơn hai tiếng sau đó vào lúc 2h20 sáng ngày 15/4/1912. Trong số hơn 2.200 hành khách và thành viên thủy thủ đoàn, hơn 1.500 người đã thiệt mạng trong sự cố, kể cả ông Andrews.

Harry Houdini (24/3/1874 - 31/10/1926)

Mặc dù nó có thể không phải là một màn ảo thuật truyền thống nhưng Harry Houdini đã chết vì một trò bí hiểm do chính ông biểu diễn và căn bệnh viêm ruột thừa tồi tệ.

Trước một màn biểu diễn, hai sinh viên đại học đã yêu cầu Houdini phô diễn "thủ thuật" sức mạnh bằng cách hứng chịu vô số cú đấm vào phần trên cơ thể mà không bị thương tổn. Ảnh hưởng của ngày hôm ấy đủ lớn để huỷ hoại ruột thừa vốn đã viêm sưng của ảo thuật gia lừng danh.

Houdini qua đời vào dịp Halloween năm 1926, sau khi cuộc phẫu thuật nhằm cứu ông thất bại. Ông được an táng trong chiếc quan tài mà ông từng sử dụng để thực hiện màn ảo thuật "chôn sống" nổi tiếng.

Alexander Bogdanov (22/8/1837 - 7/4/1928)

Mặc dù không mấy người biết tên Alexander Bogdanov nhưng hầu như ai cũng biết đến phương pháp điều trị mà ông khởi xướng: truyền máu.

Là người đa tài (vừa là nhà kinh tế, giáo sư đại học, bác sĩ kiêm người sáng lập chủ nghĩa Bônsêvích), ông Bogdanov đã thử nghiệm phương pháp truyền dẫn máu nhằm tạo ra một dạng cung cấp sức trẻ cho con người, theo Viện Quốc tế Alexander Bogdanov. Ông đã tự truyền máu thành công cho mình trong 11 lần nhưng đến lần thứ 12 thì thất bại.

Cho tới tận ngày nay, các học giả vẫn bất đồng ý kiến về việc đâu là nguyên nhân thực sự đã giết chết vị bác sĩ tài hoa này. Có nhiều giả thuyết về cái chết của ông Bogdanov, kể cả máu truyền bị nhiễm bệnh, sự không tương thích trong máu và thậm chí cả tự tử.

Marie Curie (7/11/1867 - 4/7/1934)

Là người phụ nữ đầu tiên giành giải Nobel và cũng là người đầu tiên từng hai lần nhận giải thưởng danh giá này, đáng buồn thay Marie Curie còn được nhớ đến như nạn nhân của chính phát minh hoặc có lẽ khám phá của mình. Bà Curie được công nhận là người phát hiện ra radium và polonium - hai nguyên tố phóng xạ cao.

Mặc dù radon, một khí phóng xạ do sự phân giải của radium, từng được Curie và những người khác sử dụng để chữa trị y tế cho các binh sĩ bị thương trong Thế chiến thứ hai, nguyên tố này cuối cùng cũng bị phát hiện đã gây ra các tác dụng phụ chết người, theo Viện nghiên cứu Institut Curie.

Sau khi cả đời làm việc với vật liệu phóng xạ, sức khoẻ của bà Curie dần dần bị huỷ hoại. Bà qua đời ngày 4/7/1943 ở tuổi 66. Vào thời điểm đó, nguyên nhân cái chết của nhà khoa học nữ này được liệt kê là suy tuỷ, bệnh lý chỉ tình trạng tủy sương ngừng sản sinh ra các tế bào máu mới. Hiện nay, chúng ta biết rằng bệnh tình của nhà khoa học này do việc tiếp xúc với phóng xạ gây nên.

Thomas Midgley (18/5/1889 - 2/11/1944)

Nhà khoa học Mỹ Thomas Midgley đã sáng chế ra cả xăng pha chì và hoá chất tổng hợp CFC. Ông bị gán cho biệt danh "người chịu trách nhiệm về nhiều ca tử vong hơn bất kỳ ai khác trong lịch sử". Một số người "độc miệng" nói Midgley đã "gieo gió gặt bão" khi ông trở thành người tàn tật do nhiễm độc chì và mắc bệnh bại liệt ở tuổi 51. Không ngừng sáng tạo, Midgley đã thiết kế một hệ thống phức hợp giữa dây và ròng rọc trên giường nằm của mình để ông có thể tự nâng mình dậy khi cần. Phát minh này là nguyên nhân gây ra cái chết cho ông ở tuổi 55 khi ông vô tình vướng vào các dây treo ở giường và bị siết nghẹt thở.

Jimi Heselden (27/3/1948 - 26/9/2010)

Jimi Heselden, chủ sở hữu công ty Hesco Bastion (Anh) chuyên sản xuất xe Segway, đã thiệt mạng vì tai nạn khi tự mình thử nghiệm một mẫu xe tự cân bằng mới. Theo thông báo của cảnh sát, một trong hai bánh xe Segway X2 Adventure bị trượt ra khỏi vách đá, khiến cả tài xế và xe lao xuống dòng sông Wharfe nằm gần dinh thự của ông Heselden ở vùng Yorkshire, Anh. Doanh nhân thành đạt 62 tuổi đã không qua khỏi sự cố bi thảm này.

Mặc dù ông Heselden không phải là người phát minh ra xe Segway (thực tế, nhà phát minh là Dean Kamen và ông Heselden chỉ là chủ tịch công ty đã mua bản quyền sản xuất loại xe này) nhưng bi kịch trớ trêu về người đàn ông phía sau phát minh bị chính tâm huyết cả đời mình giết hại vẫn luôn được nhắc đến như một ví dụ điển hình về người "sinh nghề tử nghiệp".

  • Thanh Bình (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,
,
Những “kẻ khổng lồ” trong thế giới côn trùng
Những “kẻ khổng lồ” trong thế giới côn trùng

Nói đến côn trùng người ta thường nghĩ tới những động vật rất nhỏ bé. Nhưng sự thực không hoàn toàn như vậy.

Những di sản văn hoá thế giới có nguy cơ biến mất
Những di sản văn hoá thế giới có nguy cơ biến mất

Các di sản văn hóa thế giới như nhà thờ thánh Volodymyr Cathedral, thành phố cổ Lamu,... đang có nguy cơ biến mất do sự tàn phá của thiên nhiên và con người.

Nha Trang bị xếp loại bãi biển
Nha Trang bị xếp loại bãi biển "tồi nhất"

Dựa trên các tiêu chí đánh giá riêng, tạp chí National Geographic liệt Nha Trang vào danh sách các thành phố biển tồi nhất thế giới năm 2010.

Giải mã những bí ẩn khoa học thường ngày
Giải mã những bí ẩn khoa học thường ngày

Lâu nay, nhiều người vẫn truyền nhau những kiến thức rằng, trong không gian không có trọng lực hay sét không bao giờ đánh 2 lần ở cùng một chỗ,...Thực tế có đúng như vậy?

,
,
,