Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Tây Ban Nha đã tính toán lượng carbon dioxide khổng lồ mà mỗi một người thải ra trong một năm thông qua việc ăn uống của họ. Đây được xem là nghiên cứu lần đầu tiên xác nhận chất bài tiết của con người khiến môi trường ô nhiễm.
Mỗi người đã thải ra khoảng 2 tấn carbon dioxide mỗi năm, trong quá trình từ khi thức ăn được sản xuất cho đến khi con người tiêu thụ và bài tiết nó, chiếm hơn 20% tổng lượng phát thải hàng năm.
Sciencedaily dẫn lời ông Ivan Munoz, tác giả chính của nghiên cứu: “Nghiên cứu đã đánh giá mối quan hệ giữa dây chuyền sản xuất và tiêu thụ thức ăn với việc Trái đất nóng lên và quá trình axit hóa cũng như hiện tượng phú dưỡng (thừa chất dinh dưỡng) của môi trường nước. Tính toán dựa trên các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm công nghiệp, bán và phân phối, chế biến đồ ăn tại nhà hàng, xử lý chất thải rắn và hoạt động bài tiết của con người”.
Mỗi người tạo ra 2 tấn C02 bằng việc ăn uống mỗi năm. Ảnh minh họa |
Theo nghiên cứu thì việc sản xuất thực phẩm từ động vật, chẳng hạn như sản phẩm thịt và sữa gây ảnh hướng lớn nhất đến môi trường nước. Nhân tố lớn thứ hai đó chính là sự bài tiết của con người.
“Con người đóng góp đáng kể vào việc gây ô nhiễm nguồn nước thông qua việc cung cấp các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho. Chúng làm thúc đẩy sự phát triển của tảo, giảm mức độ oxy hòa tan trong nước, gây mùi hôi và những vấn đề khác liên quan đến hiện tượng phú dưỡng”, Munoz nói.
Tuy nhiên, chất bài tiết của con người không tác động đến sự nóng lên toàn cầu bởi chúng được cân bằng bởi sự cố định carbon trong quang hợp.
-
Đinh Minh