,
221
7943
Cảnh báo 24 giờ
canhbao24h
/khoahoc/canhbao24h/
944232
TP.HCM: Bệnh sốt xuất huyết đang tăng
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

TP.HCM: Bệnh sốt xuất huyết đang tăng

Cập nhật lúc 09:47, Thứ Tư, 13/06/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ngày 12/6, theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM trong tuần qua, từ ngày 4/6 đến ngày 10/6, số ca sốt xuất huyết là 60 ca, tăng 26 ca so với tuần trước đó.

Chăm sóc trẻ bị bệnh sốt xuất huyết tại BV Nhi Đồng 1. (Ảnh: D.Vy)

Thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM từ đầu năm đến 7/6, số ca sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố là 1549 ca. Trong đó, số ca tập trung nhiều ở các quận 8 (193 ca), quận Tân Bình (111 ca), quận 6 (108 ca), và quận Bình Thạnh (90 ca).

Trong khi đó, Sở Y tế TP.HCM cho biết Bộ Y tế đã cảnh báo năm 2007, dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Giới y tế lo ngại, trước đây, chu kỳ dịch sốt xuất huyết cứ 3 năm một lần. Nhưng vài năm qua, chu kỳ dịch sốt xuất huyết trở nên mờ nhạt. Do đó, ngành y tế cũng gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo tình hình dịch trong những thời gian sắp tới.

Sở Y tế TP.HCM đã có công văn số 3369/SYT-NVY ngày 12/6 đề nghị các UBND quận huyện tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết. Trong công văn, sở Y tế yêu cầu các bệnh viện quận - huyện chuẩn bị nhân sự, trang thiết bị, dung dịch tiêm truyền, thuốc men... đảm bảo điều trị sốt xuất huyết đúng phác đồ.

Đồng thời, các trung tâm Y tế Dự phòng quận huyện phải thu thập, báo cáo số liệu mắc bệnh sốt xuất huyết, để giám sát và ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết bùng phát trong giai đoạn mùa mưa tới.

 

Nhận biết triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Trẻ mắc bệnh SXH sẽ có một số triệu chứng rất dễ phát hiện. Trong đó, 2 triệu chứng cơ bản là sốt và xuất huyết.
- Sốt có 3 đặc điểm sau : Sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục. Trẻ vẫn ăn chơi buổi sáng buổi trưa, người vẫn mát, vậy mà tới chiều đột nhiên sốt ngay. Trẻ nóng nhiều, thường là 39oC hoặc hơn thế. Trẻ bị sốt liên miên suốt ngày đêm, không phải sốt từng cơn, ngắt quãng. Thông thường, chứng sốt này kéo dài khoảng 2-7 ngày.

- Xuất huyết rất đa dạng: trẻ bị chảy máu cam (chảy máu mũi) nhẹ; có trẻ bị xuất huyết dưới da, với các đốm đỏ hoặc tím, to bằng đầu đinh ghim, được gọi là "đốm xuất huyết", hoặc những vết to bằng đầu ngón tay hoặc hơn nữa, được gọi là "vết xuất huyết". Có trẻ lại ói ra máu, tiêu ra máu, chứng tỏ dạ dầy, ruột đã bị xuất huyết. Tóm lại, xuất huyết có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên cơ thể trẻ.

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà: nằm nghỉ, ăn các chất dễ tiêu (như cháo, súp, hoặc uống sữa), uống nhiều nước, dùng thuốc hạ nhiệt Paracetamol.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh phải theo dõi sát để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ đang tỉnh táo, bỗng lừ đừ hoăc vật vã, bứt rứt; hay bị những cơn đau bụng dữ dội, lạnh tay - chân; da trẻ bị đổi màu, trở nên bầm xám, môi tím tái; trẻ tiểu ít hoặc không tiểu được nữa và rất khát.

(Nguồn: BS. Bùi Xuân Vĩnh - BV. Nhi Đồng 2/ Website Sở Y tế TP.HCM)

 

  • Hương Cát

 

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,