,
221
7943
Cảnh báo 24 giờ
canhbao24h
/khoahoc/canhbao24h/
945586
Cúm gia cầm tái phát: Mầm bệnh có sẵn tại địa phương
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Cúm gia cầm tái phát: Mầm bệnh có sẵn tại địa phương

Cập nhật lúc 19:33, Thứ Sáu, 15/06/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sau 17 tháng không có dịch, trong tháng 5 và 6/2007, dịch cúm trên gà đã xuất hiện tại 16 tỉnh và 83 xã trên toàn quốc. Còn khu vực phía Nam, từ đầu năm 2007 đến nay, đã có 10 ca nghi ngờ mắc bệnh cúm A/H5N1 trong đó 4 ca tử vong

Người dân vẫn tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm gia cầm sống không phòng hộ. (Ảnh: BS. Hoàng San)

Tại cuộc họp triển khai phòng chống dịch khu vực phía Nam tại viện Pasteur TP.HCM ngày 15/6, các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại khi dịch cúm trên gia cầm chưa được khống chế triệt để.

Đến nay, dịch cúm trên gà đã được phát hiện tại 14 tỉnh và 77 xã miền Bắc : Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Phú Thọ, Sơn La, Thái Bình và Vĩnh Phúc. Còn miền Nam có hai tỉnh và 6 xã, gồm Cần Thơ và Đồng Tháp. 

Nguyên nhân tái bùng phát dịch cúm trên gia cầm là do vi-rút H5N1 vẫn tồn tại trong môi trường, trong khi công tác tiêm phòng, vệ sinh môi trường, tiêu trùng khử độc chưa thực hiện đầy đủ và thường xuyên.

Tính từ năm 2004 đến ngày 30/5/2007, các tỉnh ở khu vực phía Nam có tổng số 409 ca nghi ngờ mắc bệnh cúm A/H5N1. Số ca có H5N1 dương tính là 27 ca và số tử vong chiếm 85,18% (23 ca).

Theo thông báo của tổ chức Sức khoẻ Động vật Thế giới, từ đầu năm 2007 đến nay, dịch cúm gia cầm liên tiếp được ghi nhận tại 17 quốc gia thuốc các châu lục. Còn dịch cúm A/H5N1 trên người được phát hiện ở 6 quốc gia trên thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới thống kê từ 11/2003 đến nay, thế giới có 307 trường hợp mắc và 186 tử vong tại 12 quốc gia, bao gồm: Ai Cập, Azerbaijan, Campuchia, Djibouti, Indonexia, Iraq, Lào, Nigeria, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam.

Bên cạnh đó thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để vi rút phát triển, nhưng không kiểm soát được từ khâu chăn nuôi, chuồng trại, cho đến giết mổ và phân phối sản phẩm gia cầm.

Đặc biệt môi trường chăn nuôi nhỏ lẻ ô nhiễm quá mức. Hơn thế nữa, người dân tiếp tục tiếp xúc trực tiếp gia cầm không phòng hộ, đồng thời vẫn còn hành vi sử dụng sản phẩm gia cầm bệnh.

Các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm còn nhiều hạn chế. Ban chỉ đạo hoạt động không thường xuyên. Các đội cơ động chống dịch chưa tập huấn đầy đủ. Thuốc Tamiflu đã hết hạn sử dụng, còn nhiều ca bệnh vẫn chưa được theo dõi giám sát đầy đủ.

Ngoài ra, tiêm phòng vắc-xin trên gia cầm không thực hiện đầy đủ trong khi kiểm dịch gia cầm không thực hiện thường xuyên. Do đó  hoạt động phòng bệnh mang tính thụ động dẫn đến dịch cúm càng có nhiều nguy cơ bùng phát.

Cũng trong buổi họp, Thú y vùng TP.HCM cho biết hiện nay các nước gần Việt Nam như Lào, Campuchia trong thời gian qua cũng đã  xảy ra dịch cúm gia cầm. Tại Việt Nam, dịch cúm liên tục xảy ra, nghỉ vài tháng rồi lại tái phát không phải do lây truyền qua các vùng lãnh thổ mà do mầm bệnh có sẵn tại địa phương.

Qua thực tế khảo sát hàng quý, trong phân hay trong những đàn đưa đi giết mổ hoặc ở những nơi mua bán sản phẩm gia cầm sống, nhiều mẫu kiểm nghiệm cho thấy tỷ lệ gia cầm nhiễm H5N1 hoặc có dương tính với H5, với N1 hay với cúm A...  chiếm vài %. 

  • H.Cát

 

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,