,
221
7943
Cảnh báo 24 giờ
canhbao24h
/khoahoc/canhbao24h/
964852
TP.HCM: Nuôi heo bệnh, heo đổ bệnh cho người
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

TP.HCM: Nuôi heo bệnh, heo đổ bệnh cho người

Cập nhật lúc 04:30, Thứ Tư, 01/08/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Trong những ngày gần cuối tháng 7, đã có hơn 500 con heo nhập về TP.HCM. Nguồn heo từ Bình Định, nơi đang xảy ra dịch bệnh heo tai xanh. Cơ quan thú y khuyến cáo, thận trọng với thịt heo...

Tình hình dịch bệnh tai xanh tại Việt Nam - 2007

Ngày 31/7, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM, các cơ quan chức năng như Chi cục Thú y TP.HCM, Quản lý Thị trường, Sở Y tế TP.HCM cùng với 24 quận huyện đã tham gia cuộc họp chuẩn bị phòng chống dịch bệnh heo tai xanh.

Đàn heo nuôi nhập cư có triệu chứng suy hô hấp....

Trong cuộc họp, đại diện Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, qua kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, tỷ lệ đàn heo nhiễm "hội chứng rối loạn sinh sản - hô hấp trên heo"(gọi theo tiếng Anh là "Porcine reproductive and respiratory syndrome" - PPRS)  khá cao, gần 35%. Tuy nhiên, heo bị nhiễm dòng virus độc lực yếu, hiện diện tiềm ẩn 10 năm nay ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. 

Trong khi đó, nhiều nơi vẫn còn tình trạng nuôi heo tạm bợ, hiểu biết về vệ sinh thú y của người chăn nuôi rất thấp. Nhất là, tình hình chăn nuôi heo của các hộ dân nhập cư rất phức tạp, không được chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ.

Trong những ngày gần cuối tháng 7/2007, đã có ít nhất 543 con heo được nhập về từ Bình Định và không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, không khai báo kiểm dịch, chưa được tiêm phòng lở mồm long móng

Theo số liệu của Sở NN và PTNT TP.HCM, hiện nay tổng đàn heo trên địa bàn thành phố trên 420.000 con. Tuy nhiên, từ đầu năm đến 31/5, việc tiêm ngừa đợt I để phòng bệnh cho heo chưa được thực hiện đầy đủ. 

Còn tiêm ngừa đợt II cũng vừa mới chỉ bắt đầu trong tháng 7 qua.

Ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM, tỏ ra quan ngại "Trong điều kiện chăn nuôi tạm bợ và tiêm ngừa không đầy đủ, dịch tai xanh sẽ kéo theo nhiều bệnh nhiễm trùng khác trên heo như bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, bệnh liên cầu khuẩn...".

Đặc biệt những bệnh trên heo có thể lây nhiễm sang người như bệnh liên cầu khuẩn Streptococcus-suis.

... và lây dịch bệnh hoặc đe dọa sức khỏe con người

Nhiều hộ chăn nuôi heo nhập cư không đạt vệ sinh chuồng trại. (Ảnh: Xuân Thảo)

Trong khi đó, theo báo cáo của cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế từ đầu năm đến nay, cả nước có 42 người mắc bệnh do liên cầu khuẩn lợn, trong đó có 2 ca tử vong do bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết.

Sau khi vi khuẩn liên cầu khuẩn truyền từ heo qua người, thời gian nung bệnh từ vài giờ - 3 ngày, và gây ra các bệnh ở người như: viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ chết có thể tới 7% (do nhiễm độc tố vi khuẩn gây sốc).

Cuối buổi họp, ông Nguyễn Phước Thảo đã yêu cầu, các cơ quan tại 24 quận huyện phối hợp với nhau để xoá dần tình trạng nuôi tạm bợ, giảm đàn để dừng hẳn việc nuôi heo tại các hộ dân nhập cư, và kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ lậu và chăn nuôi trái phép. Heo mới nhập trong vòng một tháng qua nếu không có giấy tờ gì sẽ bị cưỡng chế giết mổ. 

Về phía người tiêu dùng, ông Nguyễn Phước Thảo nhấn mạnh, thực phẩm vệ sinh là những thực phẩm phải có bao bì đóng gói và được bảo quản trong các tủ đông lạnh theo quy định.

 

Thịt heo đang ủ bệnh, khó nhận biết

Bệnh tai xanh ở heo được phát hiện cách nay cả chục năm do nguồn heo nhập từ Mỹ (số lượng 10/51 con). Đây là virus Lelystad thuộc họ Togaviridae. Trước đây, chủng virus này chỉ gây bệnh ở heo nái gây sẩy thai hoặc trên heo nọc. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Thú y vùng VI, cho biết gần đây bệnh heo tai xanh biến chủng với động lực cao hơn và gây bệnh cho cả heo con, heo lớn. Heo mắc bệnh tai xanh thường có biểu hiện là da bị xuất huyết (đỏ), mạch máu bị phù và vùng ngực, hậu môn, vùng da non, tai heo cũng xuất huyết và lâu ngày thành tím xanh (cho nên gọi là bệnh tai xanh). Ngoài ra, còn có triệu chứng viêm phổi, ho, chảy nước mũi, sốt cao, mắt bị sưng, đổ ghèn, xù lông, nằm ủ rũ.

Heo trong giai đoạn ủ bệnh nếu được giết mổ thì trên quầy thịt không thể hiện rõ bệnh tích. Trường hợp heo mắc bệnh nặng thì các hạch đều bị sưng, thịt bị nhão, có màu đỏ. Phổi hiện rõ các rãnh, thận bị xuất huyết.

Bệnh heo tai xanh không lây sang người nhưng có gần 70% virus này kết hợp với các bệnh khác như cúm lợn, tụ huyết trùng, tả, thương hàn. Đối với bệnh cúm lợn kết hợp với bệnh tai xanh thì khả năng lây sang người rất ít. Còn bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn có thể lây rối loạn hệ thống tiêu hóa ở người.

Mới đây còn có tình trạng heo bị nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococcus suis) và khi bệnh heo tai xanh nhiễm với liên cầu khuẩn thì nguy hiểm rất lớn đến tính mạng con người. (Theo Người Lao Động) 

  • Hương Cát 
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,