Khi thế giới quay lưng với... con gà Thái Lan
10:55' 04/02/2004 (GMT+7)

Do dịch cúm gà đang hoành hành, 10 quốc gia, lãnh thổ tại châu Á đã phải giết chừng 45 triệu con gia cầm. Tổng hợp của VietNamNet về những tổn thất của ngành gia cầm các nước trong khi cố chống chọi với dịch cúm và chuẩn bị bước hồi phục. Địa chỉ đầu tiên chúng tôi nhắm đến: Thái Lan.

Bảo hiểm... con gà, chuyện mới?

Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) nhận định: "Dịch cúm gà không chỉ tàn phá ngành gia cầm mà còn ảnh hưởng nặng nề tới khu vực nông nghiệp".

Báo cáo của FAO có đoạn: ''Sự lây lan của cúm gà tại châu Á là mối đe doạ đối với sức khoẻ con người, tác động nghiêm trọng tới các nền kinh tế địa phương, giảm doanh thu của các doanh nghiệp gia cầm và hộ làm ăn nhỏ cũng như gây bất ổn cho thị trường thịt quốc tế. Ngoài ra, bệnh dịch và tác động tiềm năng của nó cũng ảnh hưởng tới các nhà sản xuất và buôn bán thức ăn gia cầm''.

Tác động trước mắt là nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu gà.

Châu Á hiện có khoảng 7 tỉ con gà, chiếm khoảng 27% tổng sản lượng gia cầm toàn cầu (20 triệu tấn mỗi năm). Những khách hàng mua gà, chủ yếu là Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản, đã cấm nhập khẩu gia cầm từ các quốc gia có dịch cúm. EU, với 15 nước châu Âu là thành viên, xếp thứ hai sau Nhật Bản về số lượng nhập khẩu gà từ Thái Lan. Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu gà lớn nhất của Thái Lan, với hơn 270.000 tấn vào năm 2003, chiếm 60% tổng lượng thịt gà xuất khẩu của Thái.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Bungaran Saragih, nước này sẽ thất thu khoảng 905 triệu USD và 1,25 triệu người mất việc làm vì dịch cúm gia cầm. Trong ảnh: một quầy bán gia cầm chế biến ở Indonesia, trước khi chínhphủ nước này xác nhận có dịch cúm gà.

Thái Lan, nước có ngành xuất khẩu gia cầm lớn nhất châu Á, với doanh thu 1,3 tỉ USD vào năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thịt gia cầm chiếm khoảng 2% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, ước tính dịch cúm gà sẽ làm cho ngành này mất khoảng 500-770 triệu USD và tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay giảm khoảng 0,11%.

Trước tình hình này, Bộ Tài chính Thái Lan đang soạn thảo kế hoạch cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, gia hạn trả nợ cho trang trại nhỏ, các doanh nghiệp chế biến thịt gà và doanh nghiệp liên quan. Ngân hàng Thái Lan sẽ cung cấp vốn cho các ngân hàng thương mại với lãi suất 0,01% để cho nông dân nuôi gà vay tiền. Lãi suất cuối cùng không vượt quá 2%. Cục Bảo hiểm đã yêu cầu Hiệp hội Bảo hiểm xem xét bảo hiểm nhiều hơn cho vật nuôi. Thủ tướng Thaksin cũng quyết định chi 64 tỉ USD để trợ cấp số tiền tương đương 1 USD cho mỗi con gà bị tiêu huỷ.

Bao giờ gà lại gáy mùa thịnh vượng với CP Foods?

Được biết ngành chăn nuôi gia cầm của Thái sử dụng hàng trăm ngàn lao động tại 30.000 trại gà và nhiều xí nghiệp thực phẩm gia cầm, và đã xuất khẩu 540.000 tấn thịt gà, trị giá 50 tỉ bạt (1,5 tỉ USD) vào năm 2003.

Lượng tiêu thụ trong nước cũng giảm đáng kể do người dân Thái Lan tẩy chay thịt gà và lựa chọn

Để chặn sự lây lan của dịch cúm gà, Thái Lan phải huy động cả quân đội. (Trong ảnh, một người lính Thái Lan tham gia diệt gà ở tỉnh Suphan Buri.) Thế nhưng để khôi phục ngành gia cầm hậu cúm, Thái Lan chắc chắn cần có các biện pháp kinh tế hữu hiệu hơn là... sử dụng quân đội.

thịt lợn hay hải sản để thay thế. Phongsak Botaboonapinya, trợ lý phó tổng giám đốc Tập đoàn CP Foods nói: "Tình huống này quả thật trớ trêu nhưng chúng tôi đảm bảo thịt gà của CP Foods hoàn toàn an toàn".

Những tập đoàn thực phẩm lớn như CP Foods, Saha Farms, GFPT hiện đang thu hút hàng trăm nghìn lao động. CP Foods ước tính năm nay doanh thu của họ sẽ giảm khoảng 46% do dịch cúm gia cầm. Ngoài ra, cuộc sống của khoảng 15 triệu người Thái (1/4 dân sô) phụ thuộc vào thu nhập từ 3,2 triệu trang trại mà hầu hết đều nuôi gà. Theo ông Phatra, dịch cúm gia cầm sẽ làm GDP Thái Lan trong năm 2004 giảm 0,9% (nếu xuất khẩu có thể hồi phục trong vòng 5 tháng).

Từ một công ty phân phối hạt giống, CP Foods đã phát triển nhảy vọt thành một trong những "rường cột" của kinh tế Thái Lan. Tập đoàn này hiện nuôi heo, gà, tôm và xuất khẩu thịt sang các hệ thống siêu thị nổi tiếng của Nhật Bản, châu Âu như Seibu, Tesco PLC. CP Foods không giấu giếm tham vọng, tự gọi mình là "Nhà bếp của Thế giới". Thế nhưng đột nhiên dịch cúm gà xảy ra, khiến cho CP Foods còn "hơn cả điêu đứng". Bởi vì bắt đầu từ giữa tháng 1/2004, dịch cúm gà thực sự hoành hành ở Thái Lan, số lượng gia cầm giảm đáng kể, cực chẳng đã toàn thế giới đang quay lưng lại với gà Thái Lan, trong đó "lãnh đủ" nặng nhất vẫn là CP Foods.

Những tập đoàn sản xuất thịt gia cầm lớn của Thái cho rằng thật không công bằng khi họ bị buộc tội gây ra đại dịch cúm gà. Không giống như những trang trại gia đình thường thả rông gà, làm cho virut cúm dễ dàng lây sang cơ thể người, các tập đoàn sản xuất lớn nuôi gà trong nhà lồng có điều hoà không khí với tiêu chuẩn gen và an toàn sinh học cao. Thamonwon Viraponsirakain, thư ký tập đoàn GFPT nói:"Sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn an toàn nhưng những nhà nhập khẩu không tin tưởng và họ cấm tất cả".

Với nỗ lực trấn an người tiêu dùng, CP đã tung ra một chiến dịch quảng cáo với cả đoạn phim chiếu những hình ảnh công nhân của họ phải tẩy trùng cẩn thận trước khi vào khu nuôi gia cầm. Tuy nhiên, để đưa công nghiệp gia cầm của Thái Lan trở về thời kỳ thịnh vượng trước kia, chắc chắn chỉ đăng quảng cáo trên TV thôi vẫn chưa đủ.

Cẩm Tú - Minh Sơn (Tổng hợp)
 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Gần 4.000 ca ghép gan từ người cho còn sống (31/01/2004)
Cúm gà bắt nguồn từ Trung Quốc? (29/01/2004)
Pakistan và Bangladesh: lảng vảng bóng cúm gà (28/01/2004)
Thám hiểm đáy đại dương - khát vọng và thử thách (22/01/2004)
Cúm gà châu Á cũng sắp... bước vào năm Khỉ! (21/01/2004)
Trung Quốc: Cảnh giác và sẵn sàng ứng phó với bệnh cúm gà (20/01/2004)
WHO: Cúm gà ở VN lây lan chủ yếu qua phân chim, gà và thịt không nấu chín (18/01/2004)
Thêm những địa chỉ mới về... cúm gà! (16/01/2004)
Bệnh dịch gà ở Thái Lan, đâu là sự thật? (16/01/2004)
H5N1 + H9N2 = H5N1 ở người (14/01/2004)
Cúm gà xuất hiện ở... miền Nam Nhật Bản! (14/01/2004)
Thể chế hóa việc phòng chống cúm gà (14/01/2004)
Dịch cúm gà ở Hàn Quốc: Đến hẹn lại “lên”? (09/01/2004)
Thực phẩm biến đổi gene - nên hay không? (02/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang