221
2122
Môi trường
moitruong
/khoahoc/moitruong/
677736
10 triệu USD xây dựng hành lang sinh học Mê Kông
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
10 triệu USD xây dựng hành lang sinh học Mê Kông
,

Sáu quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông gồm Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam đã cam kết thiết lập hàng loạt các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học (biodiversity conservation corridors - BCCI). Tuy nhiên, các quốc gia trong tiểu vùng sẽ mất 10 năm để hoàn thành chương trình BCCI.

Soạn: AM 468523 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thượng nguồn sông Mê Kông (Nguồn: ChinaDaily)

Các hành lang bảo tồn sinh học này chưa từng có tại châu Á. Với việc thiết lập các hàng lang này, đây sẽ là nơi bảo vệ môi trường sống tự nhiên mong manh, cho việc bảo tồn các loài thực - động vật hoang dã sắp bị tiệt chủng, đồng thời bảo đảm phát triển kinh tế của cộng đồng cư dân.

Ông Jin Liqun, Phó Giám đốc của Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB (Asian Development Bank), cho rằng đây là một sáng kiến kịp thời và cần thiết. ADB là tổ chức ngân hàng là nhà tài trợ chính trong suốt 1 thập niên qua cho các dự án hợp tác kinh tế thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

BCCI đã vừa được thông qua tại hội nghị các Bộ trưởng về môi trường của 6 quốc gia đang chia sẻ nguồn nước từ sông Mê Kông. Tại cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, BCCI có thể trở thành một trong những vấn đề trọng tâm. Dự án này đang chờ các chính phủ bật đèn xanh.

Theo thống kê của Chính phủ 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, tất cả các mức độ về đa dạng sinh học, từ môi trường sống, loài, và cả tính đa dạng nguồn gene, đang bị biến mất với tốc độ nhanh chưa từng có.  Theo các chuyên gia, rất khó đánh giá một cách tuyệt đối sự tổn thất của đa dạng sinh học dọc theo lưu vực sông Mê Kông. Nhưng tỷ lệ thoái hóa trong đất đai, nguồn nước ngọt, và môi trường biển  sẽ phản ánh sự thiệt hại của các loài.

"Nếu không có bất cứ một hành động nào được thực hiện, rất có thể trong vòng một trăm năm tới, tiểu vùng sông Mê Kông sẽ đánh mất 50% vùng đất còn lại và các môi trường sống ở biển. Điều đó dẫn đến việc bần cùng hóa và sự phát triển không bền vững của cả hệ thống tự nhiên - kinh tế - và xã hội," Ông Rajat Nag, Giám đốc phụ trách Mê Kông của NH ADB, cảnh báo.

Về mặt địa lý, tiểu vùng sông Mê Kông là một trong những hải cảng lớn trên thế giới, và có những đa dạng sinh học không thể thay thế được. Trong đó, bao gồm cả những động vật đang có nguy cơ bị đe dọa như khỉ mũi ngắn vịnh Bắc Bộ (Tonkin), cọp, voi, gấu trúc đỏ và vượn đen. Chương trình BCCI sẽ tập trung vào việc thành lập 9 khu bảo tồn đa dạng sinh học có giá trị cao dọc theo dòng chảy của sông Mê Kông, bao gồm: vùng thượng nguồn chảy qua Vân Nam - Trung Quốc và Myanma, vùng ngập lụt sông Tôn Le Sap ở Campuchia, và những cánh rừng phức hợp phía Tây Thái Lan và Myanma.

"Bất chấp các thách thức, chương trình này phải được thực hiện. Nếu không, khu vực này và thậm chí cả thế giới sẽ ngày càng bị mất đi sự đa dạng sinh học," Ông Rajat Nag, phát biểu.

Quỹ động vật hoang dã thế giới (World Wide Fund for Nature - WWF) cho biết: các nhà khoa học sẽ tìm kiếm các sinh vật như cá úc, cá tra, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm (để làm trứng cá muối), và cá hồi ăn thịt ở sông Mê Kông – các loài cá này có thể nặng tới hơn 90 kg và dài hơn 1,80 mét. Cá úc khổng lồ sông Mê Kông được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất cùng họ với loài cá nhám chó, đã được đưa vào danh sách những loài bị đe dọa vào năm 2003, sau khi nghiên cứu chỉ ra số lượng cá giảm ít nhất 80% trong hơn 13 năm qua. Các động vật này là "độc nhất" và "đang biến mất với tốc độ nhanh chóng". Sự biến mất các loài cá này là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng đánh bắt quá mức hoặc các xáo trộn khác ở các sông, hồ nơi chúng cư trú. Một số sinh vật khổng lồ nước ngọt được ghi vào sách đỏ các loài đang bị đe dọa của Hiệp hội bảo tồn thế giới.

Robin Abell, nhà sinh học của WWF cho biết: "Các loài cá khổng lồ là những sinh vật nước ngọt có trọng lượng tương đương với voi và tê giác và nếu chúng biến mất thì thế giới sẽ bất ổn. Cuối cùng, chúng ta sẽ nhận thức tốt hơn về cách quản lý việc đánh bắt và bảo vệ các nơi cư trú nhằm bảo tồn các loài trong tương lai".

Nguồn:Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, WWF

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  •  Hương Cát (Theo Tân Hoa Xã, WWF và Wikipedia)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,