221
2122
Môi trường
moitruong
/khoahoc/moitruong/
768661
Sinh kế bền vững cho người dân đất ngập nước
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
Sinh kế bền vững cho người dân đất ngập nước
,

Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đang tổ chức thành lập các nhóm sinh kế bền vững để giúp người dân thoát đói nghèo mà không phá hoại môi trường.

Soạn: AM 714043 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Anh Nguyễn Văn Tư đang câu trộm trong Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Một buổi chiều chạng vạng tháng 2/2006, một anh thanh niên 22-23 tuổi, ngồi bó gối giấu mình trong đám cỏ dày.

Anh Nguyễn Văn Tư đang thả lưới trộm trong khu bảo tồn Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp).

"Tôi chỉ dùng lưới mắt dày để đánh bắt cá. Bắt đủ cá để cả gia đình dùng trong ngày thôi. Đói quá...!" Anh Tư than.

Anh Tư đã lội bộ gần chục cây số vòng qua con kênh bắt đầu cạn nước của vườn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông, để vào tới vùng lõi của khu vực A1.

Đó là khu vực tập trung toàn bộ nguồn cá quý hiếm của vùng Đồng Tháp Mười.

Bần cùng sinh đạo tặc 

Người dân sống trong vùng đệm quanh Vườn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông, Đồng Tháp chỉ biết làm sao kiếm được đồng tiền cho cuộc sống hàng ngày của gia đình họ. Bất đắc dĩ, người dân mới vào trộm trong khu cấm.

Soạn: AM 714045 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Do đời sống quá khó khăn, bất đắc dĩ chúng tôi  mới vào câu trộm trong Vườn Quốc gia...," ông Phạm Văn Kha ngậm ngùi.

"Nói tiếng ăn trộm cũng không đúng. Chúng tôi thật sự không muốn, vì biết khu bảo tồn quốc gia là khu vực cấm. Nhưng do quá nghèo khó nên làm những chuyện như vậy, chứ không có ý gì khác..." ông Phạm Văn Kha, 55 tuổi, ở xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, nói.

Người dân ở nơi đất ngập nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long sống trên vùng nước nổi, chủ yếu bằng nghề làm ruộng.

Trong khi làm ruộng, làm lúa, người dân tranh thủ làm thêm nghề cá, bắt con chuột, bắt con lươn hay đào con ếch để sống.

Trước đây nguồn lợi thủy sản rất nhiều.

Ông Kha kể lại rằng, cách đây hơn chục năm, lượng cá đánh bắt của cả vùng Đồng Tháp Mười cả trăm ngàn tấn mỗi ngày. Còn bây giờ, nguồn cá đang cạn kiệt.

"Trước đây, hàng đêm dùng đèn pin, lấy chĩa đâm, tôi cũng có thể kiếm được 9 kg cá đủ loại trong một buổi. Hiện nay, đi chài cả ngày không được 1kg," ông Kha ngậm ngùi.

Đến tép cũng chẳng còn dồi dào như trước. Bây giờ con người vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của chính mình. Con người đã hủy diệt những sinh vật sống trong nước bằng xung điện, cào điện. Để bắt được một con cá, thì lại có hàng chục, hàng trăm sinh vật khác bị hủy diệt theo.

"Hơn thế nữa, có quá nhiều người làm nghề đánh bắt. Mười người thì trung bình 7, 8 người làm nghề đánh cá. Mùa đánh bắt bây giờ kéo dài quanh năm, từ mùa nước lên đến mùa nước giựt (mùa khô)...", một người dân khác ở xã Phú Thành B, huyện Tam Nông cho biết.

Cho "cần câu", chứ không phải "con cá"

Soạn: AM 714053 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Vườn Quốc gia Tràm Chim sẽ kết hợp với các tổ chức quốc tế để  thành lập các nhóm sinh kế bền vững...", Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Huỳnh Thế Phiên cho biết.

Ước mong của người dân vùng đệm quanh Tràm Chim là được tạo điều kiện sinh sống từ những nguồn lợi khác như may mặc, chiếu cói, đan lát....

"Khi được cấp chiếc xuồng, tấm lưới mà lại mang vào vùng cấm bắt trộm cá, thì chúng tôi chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ," ông Kha bày tỏ.

Một người dân khác cũng đồng tình rằng đã là khu bảo tồn quốc gia, thì cần phải nghiêm cấm đặc biệt. Không thể lấy nguồn tài nguyên trong vườn quốc gia mà nuôi người dân sống quanh vùng đệm. Đốn cây tràm, bắt con trăn, con rắn, đi lụi ong, hay đi ăn trộm cá là không được chấp nhận.

"Hỗ trợ cho người dân chiếc cần câu, chứ không phải con cá," đang là nỗ lực lớn nhất của Chương trình Đa dạng Sinh học Đất Ngập nước Mekong (Mekong Wetlands Biodiversity Programme - MWBP).

Ngày Môi trường Đất Ngập nước Thế giới 2/2/2006 đã đưa ra một thông điệp rất cụ thể "Đối diện với đói nghèo ... Đất ngập nước là lối thoát".

Tại Việt Nam, các vùng đất ngập nước được chọn làm khu vực trình diễn để đưa vào áp dụng nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững là vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) và khu Bảo tồn Thiên nhiên Láng Sen (Long An).

"Vườn quốc gia Tràm Chim sẽ kết hợp với Tổ chức Quản lý Bảo tồn Đa dạng Sinh học tỉnh Đồng Tháp và tổ chức CARE sẽ tổ chức các nhóm cộng đồng có cuộc sống gắn liền với vườn Quốc gia này thành từng nhóm sinh kế bền vững," Ông Huỳnh Thế Phiên, Gíam đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông cho biết.

Với các nhóm sinh kế bền vững, người dân sẽ được hướng dẩn cách thức phát triển đời sống kinh tế cùng với việc bảo vệ môi trường trong Vườn Quốc gia. Trong ảnh: Một người dân trong khu vực Vườn Quốc gia Tràm Chim đang đan lưới đánh cá.

Ông Phiên cho biết thêm bên cạnh các nhóm sinh kế bền vững, một nhóm khác sẽ được thành lập để khảo sát và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng. Hai nhóm này sẽ được thành lập từ 20 đến 200 hộ dân.

"Những hộ tham gia sẽ là những hộ đã từng vi phạm xâm nhập trái phép vào vườn. Chúng tôi sẽ tổ chức lại để họ khai thác hợp lý và bền vững nhằm không tác động xấu đến môi trường sinh thái, đặc biệt là khai thác nguồn cá, nguồn củi, cỏ cũng như sen súng," Ông Phiên khẳng định

Chị Thẩm Hồng Phượng, Điều phối viên Quốc gia về Truyền thông và Đào tạo của MWBP cho biết trong năm 2006, chương trình sẽ nâng cao nhận thức cộng đồng bằng những buổi tuyên truyền trực tiếp với người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông.

Qua đó, giúp họ hiểu rõ rằng người dân tham gia công tác bảo tồn đất ngập nước là bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên, giữ gìn nguồn sống của con người và cho cả nguồn nước.

Nguồn vốn tự nhiên trị giá 14,9 tỷ USD

Việt Nam gia nhập Công ước Ramsar từ năm 1989 và là thành viên thứ 50 của Công ước này. Đất ngập nước ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú về loại hình, chức năng và giá trị. Đã xác định được 39 kiểu loại đất ngập nước trong tổng số 42 loại đất ngập nước đã được phân loại theo Công ước Ramsar.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm tại vùng cửa sông Hồng và khu Bàu Sấu thuộc vườn quốc gia Cát Tiên đã trở thành những khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Vườn Quốc gia Tràm Chim, khu Bảo tồn Thiên nhiên Tiền Hải, vườn Quốc gia Ba Bể và vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đang được xem xét để đề xuất xin công nhận khu Ramsar.

Theo anh Nguyễn Hữu Thiện, Đồng quản lý Dự án MWBP tại tỉnh Đồng Tháp,  ngoài việc cung cấp sản phẩm cho cuộc sống hàng ngày của con người, đất ngập nước còn có giá trị là nơi cung cấp nước, tích trữ nước ngầm, và kiểm soát lũ lụt.

Đối với môi trường, đất ngập nước giữ lại chất dinh dưỡng, lắng đọng chất độc, ổn định bờ biển, chống xói mòn và chống sóng bão...

Về mặt cảnh quan, đất ngập nước cung cấp các dịch vụ giải trí, du lịch, và giao thông đường thủy cùng nhiều giá trị văn hóa khác.

Tuy nhiên, giá trị của đất ngập nước không đơn thuần là đánh giá dựa trên giá trị đóng góp phát triển kinh tế. Nó còn đem lại những cảnh đẹp thiên nhiên độc đáo và sự điều hòa nhiệt độ cho những khu dân cư từ những khu rừng tràm.

Ước tính giá trị của các hệ sinh thái đất ngập nước lên đến 14,9 nghìn tỉ USD, chiếm 45% tổng giá trị của tất cả các hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu.

Sự đa dạng sinh học này cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho 55 triệu người dân sống ở vùng hạ lưu sông Mêkông - 1/3 dân số Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

  • Hương Cát (bài và ảnh)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,