221
2122
Môi trường
moitruong
/khoahoc/moitruong/
891392
Thụ tinh nhân tạo cho tê giác
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
Thụ tinh nhân tạo cho tê giác
,

Ngày 23/1, một con tê giác con đã chào đời tại vườn thú thủ đô Budapest, Hung-ga-ri. Đây là con tê giác đầu tiên trên thế giới sinh ra từ thụ tinh nhân tạo.

Tê giác (Ảnh minh họa từ internet)

Sau 500 ngày mang thai, vào tối 23/1, chú tê giác con đã chào đời.

Chú tê giác con này là kết quả của sự thụ tinh nhân tạo do các nhà khoa học thuộc Viện Berliner Leibniz tiến hành vào tháng 9/2005.

Đây là công trình nghiên cứu độc đáo, kéo dài 7 năm, với sự cộng tác của nhiều viện nghiên cứu khoa học châu Âu.

Mẹ của chú tê giác con nói trên là con tê giác Lulu, loài tê giác mõm rộng, quý hiếm.

Trước đó, Lulu cũng đã được thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của một loài tê giác bị tuyệt chủng nhưng "thai nhi" sinh ra đã tử vong.

Sau 4 tuần, các chuyên gia tiếp tục thực nghiệm lần thứ hai và đã thành công. Những hiểu biết và kinh nghiệm thu được qua thụ tinh nhân tạo cho tê giác sẽ góp phần bảo tồn loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng.

* Liên quan đến việc bảo tồn loài tê giác, có tin Quốc hội Nepal vừa triệu Bộ trưởng Lâm nghiệp Dilendra Badu ra điều trần về việc ít nhất 12 con tê giác đã bị bắn chết ở nước này trong 6 tháng qua.

Tình trạng săn bắt trái phép tê giác ở Nepal ngày càng tăng, do buôn bán trái phép sừng tê giác làm thuốc chữa bệnh và đồ mỹ nghệ mang lại lợi nhuận quá cao.

Thợ săn thường chỉ bán sừng tê giác, mỗi chiếc nặng khoảng 1 kg, với giá 1.500 USD, nhưng giá thị trường chợ đen cao gấp hàng chục lần, thậm chí lên tới 50.000 USD/ chiếc.

Năm 2000, Nepal có 600 con tê giác, nay chỉ còn dưới 400 con, phần lớn đang được bảo tồn trong Vườn Quốc gia Chitwan, rộng 972 km2.

(Theo TTXVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,