221
2122
Môi trường
moitruong
/khoahoc/moitruong/
897034
Khí hậu biến đổi, nước nghèo chịu ảnh hưởng nhất
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
Khí hậu biến đổi, nước nghèo chịu ảnh hưởng nhất
,

Các nước đang phát triển và các đảo quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, mặc dù các nước này không phải là tác nhân chính gây ra tình trạng nóng lên của Trái đất. Việt Nam là một trong những quốc gia đó.

Việt Nam: Mất 12% diện tích

Mực nước biển dâng lên 1m, 12% diện tích Việt Nam biến mất. (Nguồn: www.danang.gov.vn)

Các chuyên gia Anh cảnh báo, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trước tình hình khí hậu thay đổi và mực nước biển.

"Rất có khả năng Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ phải chịu ảnh hưởng sâu sắc. Gần một phần tư dân số nước này sẽ bị tấn công trực tiếp," Mark Lowcock, quan chức cao cấp của văn phòng Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh cho biết (Britain's Department for International Development)

Theo ông Lowcock, trong khi nhiều nhà dự báo thời tiết tiên đoán Bangladesh sẽ là nước hứng chịu những hậu quả tàn khốc vì thấp hơn mực nước biển, Việt Nam cũng sẽ trở thành khu vực bị tàn phá trầm trọng.

Theo một báo cáo của Anh về khí hậu biến đổi, Stern Review, nếu mức nước biển dâng lên cao một mét, 12% diện tích đất đai của Việt Nam, ngôi nhà của 23% dân số, sẽ biến mất vĩnh viễn.

Khí hậu thay đổi cũng có thể đem lại nhiều "trận bão dữ dội và thường xuyên hơn." Nhiệt độ tăng và sự thay đổi kiểu mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và nguồn nước của Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của hãng AFP, ông Nguyễn Khắc Hiếu, một quan chức cao cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng nhấn mạnh Việt Nam đang đối đầu với mối đe doạ nghiêm trọng.

"Nếu cộng đồng thế giới không có những biện pháp tích cực hơn trong việc cắt giảm khí thải nhà kính, nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng và mực nước biển dâng cao hơn. Việt Nam, một quốc gia có miền duyên hải vừa dài vừa thấp, sẽ chịu nhiều ảnh hưởng," Ông Hiếu lo ngại. 

Việt Nam, với dân số trên 84 triệu, có 3.200 km bờ biển.

Trong năm 2006, Việt Nam đã hứng chịu 10 trận bão cuồng phong, hầu hết tập trung vào khu vực sản xuất lương thực, vùng trũng đồng bằng sông Mê Kông.

Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế 8% hồi năm ngoài, lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường cũng nhiều hơn. Lượng khí thải nhà kính thải ra từ các nhà máy xí nghiệp trong giai đoạn 1994 - 2020 tăng 2,3 lần.

Nước nghèo: Nạn nhân của khí hậu thay đổi

Ô nhiễm môi trường, một trong nững tác nhân làm khí hậu toàn cầu ấm lên. (Nguồn: www.sciam.com)

Trong hội nghị các Bộ trưởng Môi trường, do Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc (United Nations Environment Program - UNEP) tổ chức tại Kenya ngày 5/2, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cảnh báo các nước đang phát triển và các  quốc đảo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, các nước này không phải là những quốc gia chính gây ra tình trạng nóng lên của Trái đất.

Sự đe dọa đối với môi trường và biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn, nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị sử dụng lãng phí và không bền vững.

Một thí dụ cụ thể, trong thập niên tới, theo nhiều dự báo, Trung Quốc có thể sẽ vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia hàng đầu trong việc phát thải khí nhà kính. Điều đó khiến nước này trở thành một khu vực khủng hoảng trong khi cả thế giới nỗ lực gia giảm mọi tác động của việc khí hậu biến đổi.

Qin Dahe, giám đốc của Cục quản lý Khí tượng học Trung Quốc (China Meteorological Administration), đã thừa nhận "sự lạc hậu so với châu Âu và Mỹ" trong kỹ thuật đốt than sạch hơn, đã khiến ngành công nghiệp khai thác than nước này thải ra một lượng khí gây ô nhiễm nhiều hơn đến 69%.

Vào mùa đông, ngay chính tại Trung Quốc, nhiệt độ đã tăng lên cao nhất trong vòng 30 năm qua. Theo tờ China Daily, nhiệt độ Bắc Kinh vào thứ bảy, ngày 3/2, là 12,8oC. Một mùa xuân đến sớm hơn mọi năm, các hồ băng đang tan và hoa nở rộ.

Trung Quốc cũng lo lắng về tình trạng toàn cầu đang ấm lên, nhưng lại thiếu tiền và các phương tiện kỹ thuật để cắt giảm hiệu quả khí thải nhà kính.

Không chỉ Trung Quốc, tất cả các quốc gia đều chịu tác động xấu từ hiện tượng Trái đất ấm lên. Đặc biệt, các nước nghèo sẽ chịu những tác động nặng nề nhất.

"Các nước nghèo, đặc biệt là châu Phi và nhiều quốc đảo nhỏ khác, là những nạn nhân chịu sự tổn thương nhiều nhất, cho dù họ chịu ít trách nhiệm nhất trong việc khí hậu toàn cầu đang ấm lên," ông Ban Ki-moon nhận xét.

Theo các chuyên gia, châu Phi là nơi ít thải khí nhà kính, nhưng nghèo, kém phát triển và địa lý học sẽ khiến cho hầu hết các nước trong khu vực này bị thiệt hại với sự thay đổi nghiêm trọng của các kiểu khí hậu.

  • Hương Cát (Nguồn: The Scotsman, AFP, ShanghaiDaily)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,