221
2122
Môi trường
moitruong
/khoahoc/moitruong/
1242522
Thế giới hành động vì biến đổi khí hậu
0
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
Thế giới hành động vì biến đổi khí hậu
,

- Hôm nay, Ngày hành động vì biến đổi khí hậu quốc tế (24/10) sẽ nối liền cả thế giới cùng tham gia chống lại biến đổi khí hậu, một vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề.

Theo báo cáo về biến đổi khí hậu của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên WWF, việc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu cùng với việc thiếu những hành động kịp thời mà biến đổi khí hậu đã gây ra những tổn thất nặng nề cho khu vực. 

 

Mô tả ảnh.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến nhiều đô thị ngập lụt ngày càng tăng.


Tiếp theo bản báo cáo này và hướng về hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Popenhaghen sắp diễn ra, WWF Việt Nam đang cố gắng kêu gọi mọi người tham gia vào chiến dịch về biến đổi khí hậu và tăng cường sự xuất hiện của Việt Nam trên diễn đàn thế giới này. Thành công của những chiến dịch nâng cao ý thức cộng đồng như Giờ Trái Đất VN đã khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam và người dân về việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu để bảo vệ con người cũng như trái đất.

Theo các chuyên gia của WWF, mực nước biển tăng đang là vấn đề đe dọa cộng đồng dân cư vùng biển và những biến đổi khí hậu cũng đang đe dọa nghiêm trọng tới các hệ sinh thái của Việt Nam. Cứ một mét dâng lên của mực nước biển có thể phá hủy nghiêm trọng tới chín điểm đa dạng sinh thái học chỉ riêng khu vực đồng bằng Mekong.

Trong khoảng từ năm 1951 tới 2000, Việt Nam được dự đoán là nhiệt độ trung bình đã tăng thêm 7°C. Với sự thay đổi đáng kể như vậy làm cho sức ép lên khu vực càng trầm trọng hơn như sự mất đi về môi trường sống, cơ sở hạ tầng yếu kém và sự mất đi tài nguyên thiên nhiên không lường trước được và sâu xa hơn nữa là sự suy biến hệ sinh thái, đe dọa đời sống người dân và sự phát triển kinh tế cũng như xã hội của khu vực.

Tất cả các khu vực kinh tế của Việt Nam sẽ đều bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và những tiêu chuẩn thích ứng với biến đổi khí hậu cần phải được đưa ra kết hợp với những kế hoạch phát triển hiện tại.

Những phương pháp khả quan nhất vẫn là những phương pháp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên hướng tới sự ổn định về phát triển và sinh kế của người dân.

Trong bản báo cáo về biến đổi khí hậu của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên WWF, tổ chức WWF đưa ra ba chiến lược chính để thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đối với khu vực tiểu vùng sông Mekong bao gồm Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc. Những chiến lược này bao gồm việc bảo vệ hệ sinh thái vùng, giảm tải những gánh nặng không liên quan đến khí hậu như cơ sở hạ tầng không bền vững cùng với sự khai thác một cách thái quá các tài nguyên thiên nhiên và áp dụng bản cam kết thích ứng biến đổi khí hậu cho cả khu vực.

Theo bà Trine Glue Đoàn, chuyên gia tư vấn về biến đổi khí hậu của tổ chức WWF Việt Nam thì khu vực Mekong là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới từ biến đổi khí hậu và hiểu được hiểm họa từ những mối đe dọa này cùng với tầm quan trọng của một hệ sinh thái bền vững có thể nâng cao khả năng của cộng đồng trong cuộc chiến đương đầu với biến đổi khí hậu là một bước rất quan trọng trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu.

Việc hợp tác mang tầm khu vực sẽ là một phần quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.

  • K.Nguyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,