221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
470718
Lỗ đen không phải là thiên thể huỷ diệt!
1
Article
null
Lỗ đen không phải là thiên thể huỷ diệt!
,

Nhà vật lý học thiên thể nổi tiếng Stephen Hawking cho biết lỗ đen không phá huỷ mọi thứ mà nó hút vào. Trái lại, nó sẽ phun ra vật chất và năng lượng dưới dạng bị biến đổi.

Lỗ đen hút tất cả mọi thứ và ánh sáng không thể thoát ra ngoài.

Như vậy, Hawking đã rút lại lý thuyết về lỗ đen của chính ông sau 30 năm công bố!

Lý thuyết mới của Hawking, được công bố tại Hội nghị quốc tế lần thứ 17 về lực hấp dẫn và thuyết tương đối rộng ở Dublin, là thành quả của 30 năm nghiên cứu nhằm giải thích một nghịch lý căn bản trong khoa học: Làm thế nào mà lỗ đen có thể phá huỷ mọi dấu vết của vật chất và năng lượng mà chúng hút vào, như niềm tin bấy lâu của ông, trong khi lý thuyết nguyên tử thành phần nói rằng các yếu tố đó tiếp tục tồn tại dưới một dạng nào đó?

Câu trả lời của Hawking là lỗ đen giữ các thành phần của chúng trong hàng thiên niên kỷ song bản thân chúng cuối cùng sẽ suy tàn và chết. Khi lỗ đen tan rã, chúng giải phóng các thành phần bị biến đổi bên trong trở lại vũ trụ. Trước đó, Hawking đã đưa ra khả năng rằng vật chất đang biến mất đi qua lỗ đen tới một vũ trụ mới, tương tự - đây chính là hạt mầm của phần lớn các tiểu thuyết khoa học.

''Không có vũ trụ con phân nhánh như tôi từng nghĩ. Thông tin (vật chất và năng lượng) vẫn tồn tại trong vũ trụ của chúng ta.'' - Hawking nói - ''Tôi lấy làm tiếc vì đã làm cho những người yêu thích tiểu thuyết khoa học thất vọng song nếu thông tin được bảo toàn, không thể có khả năng sử dụng lỗ đen để tới các vũ trụ khác. Nếu bạn nhảy vào trong một lỗ đen, năng lượng khối của bạn sẽ được trả lại vũ trụ của chúng ta, dĩ nhiên dưới một dạng bị biến đổi. Dạng này chứa thông tin về việc bạn giống cái gì song ở một trạng thái không thể nhận diện. Thật là tuyệt với khi giải quyết được một vấn đề khiến tôi mất ăn mất ngủ trong gần 30 năm. Tuy nhiên, câu trả lời ít... lý thú hơn lý thuyết trước của tôi.''

Với lý thuyết mới về lỗ đen, Hawking cũng đã chấp nhận thua cuộc trong ''canh bạc'' kéo dài 29 năm của ông với nhà vật lý thiên thể người Mỹ John Preskill. Năm 1975, John Preskill quả quyết răng vật chất mà lỗ đen hút vào bên trong không thể bị phá huỷ. Hawking đã đưa cho Preskill một tác phẩm tham khảo song John vẫn nghi ngờ. Hawking đưa ra lý thuyết mới sau khi xem xét những điều đã xảy ra với các lỗ đen có hình dạng và kích cỡ khác nhau sau một khoảng thời gian vô hạn. Ông chỉ ra rằng lượng thông tin ở đuôi bằng lượng thông tin ở đầu song không nói gì về điều đã xảy ra với nó ở giữa. Mặc dù vậy, ông cũng chưa thuyết phục hoàn toàn Preskill.

Khi kết luận thông tin có thể thoát ra khỏi lỗ đen, quan điểm của Hawking nhất quán với quan điểm mà các nhà vật lý lý thuyết khác đưa ra trong nhiều năm qua. Theo Joseph Polchinski thuộc ĐH California, chẳng hạn nếu một lỗ đen được tạo ra theo lý thuyết dây - vũ trụ được cấu thành từ những sợi dây rung, tí hon, chứ không phải các hạt giống như điểm - có lập luận hoàn toàn thuyết phục rằng thông tin có thể thoát ra.

GS Hawking năm nay 62 tuổi.

Hawking đi tiên phong trong lĩnh vực lỗ đen - các xoáy đen nuốt chửng vật chất và hình thành khi các ngôi sao bị huỷ diệt - vào giữa những năm 1970. Trước kia, ông chứng minh rằng lỗ đen mất đi khối lượng bằng cách phát ra bức xạ và cuối cùng bốc hơi song không bao giờ nhả ra một chút vật chất nào. Tuy nhiên, lý thuyết này lại mâu thuẫn với các quy luật của vật lý lượng tử. Vật lý lượng tử tuyên bố rằng thông tin rơi vào lỗ đen không thể bị xoá sạch hoàn toàn. Hawking phản bác rằng trường hấp dẫn mạnh bên trong lỗ đen có lẽ gửi thông tin đó tới các vũ trụ khác.

Hawking là giáo sư toán học tại ĐH Cambridge và nổi tiếng thế giới với cuốn sách bán chạy nhất: ''Lược sử thời gian'', giải thích cho công chúng những khía cạnh phức tạp nhất về cách vũ trụ hoạt động. Mặc dù bị liệt và phải ngồi trên xe lăn kể từ giữa độ tuổi 20, Hawking đã tới nhiều nơi trên thế giới để nói chuyện. Ông nói chuyện bằng cách sử dụng máy tính trên xe lăn.

Minh Sơn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,