,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
534416
Anh, Mỹ bất đồng về nhân bản người
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Anh, Mỹ bất đồng về nhân bản người

Cập nhật lúc 19:10, Thứ Hai, 18/10/2004 (GMT+7)
,

Anh và Mỹ đang bất đồng trong cuộc họp bàn quan trọng tại LHQ vào tuần này. Cuộc họp đó có thể dẫn tới một công ước quốc tế cấm sử dụng phôi người nhân bản để nghiên cứu tế bào gốc.

Soạn: AM 174097 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Phôi người

Tổng thống George Bush đã yêu cầu các quốc gia bỏ phiếu ủng hộ đề nghị của Costa Rica cấm mọi dạng nhân bản người, cả nhân bản sinh sản và nhân bản liệu pháp. Nhân bản sinh sản nghĩa là tạo ra trẻ em nhân bản. Nhân bản liệu pháp liên quan tới việc nhân bản phôi thai để lấy tế bào gốc phục vụ nghiên cứu y học. Trong khi đó, Anh kêu gọi các nước ủng hộ đề nghị thứ hai do Bỉ đưa ra: cấm nhân bản trẻ em song cho phép nhân bản hạn chế tế bào gốc.

Theo ngài May, chủ tịch Hội khoa học Hoàng gia Anh, các nước khác, trong đó có cả Anh, đã thông qua luật cho phép nhân bản liệu pháp đồng thời áp đặt lệnh cấm nhân bản sinh sản. Như vậy, những nước đó không thể ủng hộ lệnh cấm nhân bản hoàn toàn như Tổng thống Bush ủng hộ. ''Nhiều quốc gia cũng tỏ dấu hiệu sẽ không ký một công ước như vậy. Mỹ sẽ được phép quyết định có nên cấm nhân bản liệu pháp hay không bên trong đường biên giới''.

Nếu đa số các quốc gia ủng hộ đề nghị của Costa Rica và Mỹ, ông May tin rằng điều đó có thể sẽ tạo điều kiện hơn cho một số nhà khoa học theo đuổi mục đích nhân bản người. Một số nhà khoa học sẽ tiến hành nhân bản tại một số quốc gia chưa thông qua luật cấm nhân bản. Cho tới nay, nỗ lực cấm nhân bản hoàn toàn tại Mỹ đã thất bại và vẫn chưa cấm nhân bản phôi người.

Phần lớn các nhà khoa học muốn được phép nhân bản phôi người hạn chế - phôi người có tuổi đời một vài ngày. Mục đích là thu thập tế bào gốc. Có thể sử dụng tế bào gốc phôi thai để tạo ra hàng chục loại mô chuyên biệt trong cơ thể để cấy ghép. Chúng cũng có tiềm năng sửa chữa các mô và cơ quan bị bệnh chẳng hạn bệnh tim, Parkinson hoặc tổn thương cột dây thần kinh cột sống. Lợi thế khi sử dụng tế bào gốc phôi thai là tránh được hiện tượng đào thải của hệ miễn dịch.

Tại Anh, một nhóm các nhà khoa học thuộc ĐH Newcastle đã nhận được giấy phép đầu tiên để trích tế bào gốc từ phôi người nhân bản. Trong khi đó, GS In Wilmut, người nhân bản cừu Dolly, đã đệ đơn xin nhân bản phôi người. Tuy nhiên, tại Mỹ, Tổng thống Bush đã cấm tạo các dòng tế bào gốc mới của phôi người. Trên thực tế, nhân bản phôi người đã bị cấm tại các viện nghiên cứu do liên bang tài trợ. Ông Bush biện minh rằng ''hủy hoại một mạng sống để cứu mạng sống khác là vô đạo đức''.

Vào cuối tuần trước, ứng cử viên John Kerry thuộc Đảng Dân chủ tuyên bố nếu trúng cử ông sẽ cấp kinh phí và coi nghiên cứu tế bào gốc là ưu tiên hàng đầu. Ông Kerry nói: ''Chúng tôi sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới trong những khám phá vĩ đại song vẫn duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất''.

Đầu năm nay, một nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc đã tuyên bố đã nhân bản 30 phôi người từ trứng và tế bào của phụ nữ. Phôi được phép phát triển trong vài ngày và tế bào gốc được trích từ mô chúng.

  • Minh Sơn (Theo Independence, BBC)
,
,