,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
567052
Tình báo Hàn Quốc tăng cường bảo vệ nhân bản vô tính
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Tình báo Hàn Quốc tăng cường bảo vệ nhân bản vô tính

Cập nhật lúc 15:25, Thứ Ba, 18/01/2005 (GMT+7)
,

GS Hwang Woo-suk, một nhà nghiên cứu nhân bản vô tính cùng với những nơi ông làm việc hiện đang được Cơ quan Tình báo Hàn quốc - (National Intelligence Service-NIS) tăng cường an ninh, bảo vệ chặt chẽ. Thông tin này đã được đăng tải vào ngày 17/1 trên website của Đại sứ quán Hàn Quốc tại VN.

Soạn: AM 247025 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 GS Hwang Woo-suk (Ảnh: The Korea Times)

Theo nguồn tin nói trên, ông Lee Mun-han, Hiệu trưởng trường Dược Thú y thuộc Đại học Seoul (HQ) cho biết, đây là biện pháp thiết yếu để đối phó với nguy cơ nghe trộm điện thoại hoặc chống lại các hacker  nhằm bảo vệ các công trình nghiên cứu về nhân bản vô tính mà GS Hwang Woo-suk, 51 tuổi đã và đang thực hiện.

Các biện pháp an ninh gồm có việc cấp những thẻ ra vào cho các nhà nghiên cứu, đồng thời khách ra vào phải sẽ được kiểm tra tại bàn an ninh để được cấp thẻ ra vào tạm thời. Ngoài ra, Cục tình báo quốc gia Hàn Quốc NIS còn tiến hành theo sát để bảo vệ giáo sư Hwang mỗi khi ông ra ngòai. Còn Phòng thí nghiệm của GS Hwang tại Trường đại học Seoul cũng được bảo vệ 24/24 giờ.

Nhiều nguồn tin báo chí có liên quan cho biết thêm, hành động trên diển ra sau khi Chính phủ Hàn Quốc (HQ) chính thức tuyên bố ủng hộ GS Hwang Woo-suk, cùng với các nghiên cứu về tế bào mầm của ông trước khi HQ tiến hành các bước chuẩn bị cho dự luật nghiên cứu nhân bản vào cuối tháng 1/2005. Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội, điều đó có nghĩa là Chính phủ đã "bật đèn xanh" cho các nghiên cứu nhân bản tế bào của GS Hwang. Trước đó không lâu, GS Hwang  đã thành công trong việc nhân bản vô tính phôi thai của người và chiết xuất tế bào mầm từ phôi này.

Việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu tế bào mầm chỉ mới bắt đầu từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Với những người  ngoài giới chuyên môn, có thể hiểu nôm na, khi tinh trùng và trứng kết hợp được với nhau sẽ cho ra một phôi và phân chia thành nhiều tế bào. Những tế bào đầu tiên này bắt đầu phân chia, rồi trở thành những tế bào mầm. Tế bào mầm lại tiếp tục phát triển và biệt hóa thành những tế bào gốc. Từ những tế bào gốc này, chúng lại phát triển để thành tế bào máu, tế bào da, xương, gan hay cơ tim… Vì thế,  tế bào mầm được xem là nguồn gốc nẩy sinh ra các  thành phần của cơ thể sinh vật như người và nhiều loài động vật khác.

Thành công của GS Hwang về nhân bản vô tính phôi người mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định việc nhân bản con người không còn là tưởng tượng mà sẽ trở thành hiện thực. Kết quả nghiên cứu này còn được áp dụng vào các phương pháp trị liệu như tạo ra các mô hay các cơ quan thay thế. Điều này sẽ mở ra được con đường tiến đến chữa trị nhiều căn bệnh nan y mà y học hiện nay đang phải bó tay. Một tế bào mầm sẽ chứa đựng thông tin nguyên thủy và không khác gì mọi tế bào khác, có khả năng sản xuất bất cứ loại tế bào nào của cơ thể. Các tế bào mầm sẽ được nuôi cấy hàng loạt trong các phòng thí nghiệm và được sử dụng tìm ra các phương thuốc mới chữa cho các căn bệnh trong danh sách 18 căn bệnh nan y như ung thư, Alzheimer, Parkinson, tiểu đường, bạch cầu hay các bệnh về tim mạch…

Từ đầu năm 2004, những kết quả nghiên cứu thành công của ông đã tạo nên tiếng vang trong giới khoa học. Trong số báo đặc biệt ra ngày 17/12/2004, tạp chí “Science” (Khoa học) đã bình chọn công trình nghiên cứu này là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong năm 2004. Ngoài công trình nghiên cứu tế bào mầm, GS Hwang tiếp tục nghiên cứu mới về bò mẹ có khả năng miễn dịch và lợn không có khả năng sinh đẻ để cấy ghép vào cơ thể người.

Soạn: AM 247027 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 GS Hwang Woo-suk (bên trái) đang giải thích với Tổng thống Roh Moo-hyun về việc nghiên cứu tế bào mầm (Ảnh: The Korea Times)

Năm 2004, Chính phủ HQ đã đầu tư 6,2 triệu USD cho các hoạt động nghiên cứu của GS Hwang. Trong năm 2005, Chính phủ HQ sẽ đầu tư tiếp với khoản chi 25,2 triệu USD, tăng gấp 4 lần so với năm ngoái. Ngoài ra, trong năm 2005, ngân sách nhà nước của HQ sẽ dành 9,5 triệu USD hỗ trợ nghiên cứu sinh học, với mục đích thương mại hóa các bộ phận cơ thể động vật để cấy ghép vào cơ thể người và các sản phẩm sinh học khác trong vòng 5 năm, tăng 25% so với năm ngoái. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, một phần tư ngân sách nói trên sẽ được dùng vào việc phát triển các bộ phận cơ thể động vật để cấy ghép và một phần tư khác dành cho việc sản xuất bộ nhớ protein, nhằm phát hiện bệnh cũng như công nghệ kiểm soát hệ thống miễn dịch và hệ thống luân chuyển thuốc thông minh.

HQ hiện đang tăng cường tăng cường quan hệ với các Viện nghiên cứu nổi tiếng trên toàn cầu như tại Nga, Nhật và Mỹ. Trong năm 2004, HQ đã thiết lập được mối quan hệ với Paris – Pháp, qua việc Viện Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ HQ khai trương phòng nghiên cứu chung với Viện Pasteur, một trong những viện nghiên cứu sinh học hàng đầu thế giới. Ngoài ra, phòng thí nghiệm Cavendish của trường ĐH Cambridge, Anh cũng đã xây dựng trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Cavendish – KAIST tại Daejeon. Và, qua những ngày đầu tiên của năm 2005, Viện Nghiên cứu Sức khỏe HQ cũng đang xúc tiến xây dựng các chi nhánh hoặc các trung tâm nghiên cứu liên kết cùng với , Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Riken (Nhật Bản) và SOI - Viện Nghiên cứu Quốc gia về Mắt (Nga). HQ hy vọng các họat động này sẽ đóng một vai trò trong việc đưa HQ trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học trong khu vực Đông Bắc Á.

  • Hương Cát (theo Hàn Quốc Ngày Nay, The Korea Times) 
,
,