,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
723248
Châu Á chú trọng nghiên cứu tế bào gốc
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Châu Á chú trọng nghiên cứu tế bào gốc

Cập nhật lúc 17:49, Thứ Tư, 26/10/2005 (GMT+7)
,

Chỉ trong vòng một tuần, có 2 sự kiện đáng chú ý liên quan đến họat động nghiên cứu tế bào gốc. Singapore tổ chức hội nghị quốc tế về tế bào gốc, Hàn Quốc khai trương Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc thế giới 

Giáo sư Hwang Woo-suk tại trường Đại học Seoul, một nhà khoa học Hàn Quốc nổi tiếng chuyên nghiên cứu về tế bào gốc sẽ nắm quyền điều hành WSCH...

Ngày 25/10, Hội nghị khoa học quốc tế về tế bào gốc, quá trình lão hóa và ung thư đã khai mạc tại Singapore.  

Đến tham dự hội nghị dự kiến kéo dài 1 tuần này có gần 500 nhà khoa học trong lĩnh vực y-sinh hàng đầu đến từ Mỹ, châu Âu và châu Á.

“Bằng cách nghiên cứu theo hệ thống, giới khoa học có thể có trong tay nhiều dữ liệu khoa học chỉ trong thời gian và không gian ngắn hơn, khám phá nhiều điều hơn cũng như có thể thẩm định lại các công trình nghiên cứu của mình thông qua các phát minh, khám phá khác”, Bộ trưởng Bộ phát triển cộng đồng, thanh niên và thể thao Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị .

Trước đó, Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc thế giới (World Stem Cell Hub-WSCH) đã được khai trương tại Seoul vào ngày 19/10 với mục tiêu tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế trong nghiên cứu tế bào gốc. 

WSCH hoạt động với nguồn vốn 6,5 tỉ won của chính phủ. Trung tâm sẽ đảm nhiệm những vai trò nòng cốt trong nhiều lĩnh vực tiềm năng, trong đó có phép vi phân tế bào và sự phát triển các loại dược liệu mới. Ngoài một số chức năng chính, WSCH sẽ lưu trữ tế bào phôi và tế bào người lớn, đồng thời cung cấp tế bào đa năng cho các bệnh nhân trên toàn thế giới. 

Giáo sư Hwang Woo-suk tại trường Đại học Seoul, một nhà khoa học Hàn Quốc nổi tiếng chuyên nghiên cứu về tế bào gốc sẽ nắm quyền điều hành WSCH.

Đồng nghiệp thân cận của ông, Ahn Cu-rie, cũng là giáo sư trường Đại học Seoul, sẽ đảm trách mảng thử nghiệm trên cơ thể người. Ngoài ra một số nhà nghiên cứu có tên tuổi cũng tham gia vào hoạt động của trung tâm. Trong danh sách này còn có giáo sư Gerald Schatten của Trường đại học Pittsburgh và Ian Wilmut, người đã nhân bản vô tính động vật có vú đầu tiên – chú cừu Dolly, vào năm 1996.

GS. Gerald Schatten nhấn mạnh WSCH sẽ trở thành trung tâm nơi các bác sỹ và các nhà khoa học trên khắp thế giới để nghiên cứu về tế bào gốc.

GS. Gerald Schatten  cho biết “Chúng tôi hy vọng rằng dưới sự chỉ đạo của giáo sư Hwang, những phát minh tại Hàn Quốc sẽ đến được tất cả các quốc gia trong khu vực châu Á cũng như thế giới”.

  • Theo Xin Hua, Hàn quốc Ngày Nay, TTO
,
,