,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
747484
Dối trá trong nghiên cứu tế bào, một scandal của Hàn Quốc!
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Dối trá trong nghiên cứu tế bào, một scandal của Hàn Quốc!

Cập nhật lúc 13:13, Thứ Sáu, 23/12/2005 (GMT+7)
,

Nhà nghiên cứu Hwang Woo-suk đã giả mạo kết quả của ít nhất 9 trong số 11 dòng tế bào gốc mà ông khẳng định đã tạo ra. Sự dối trá này đã phá hoại niềm tin của mọi người vào lĩnh vực nghiên cứu vốn đã gây nhiều tranh cãi.

Soạn: AM 657681 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Roe Jung-hye, Giám đốc Văn phòng nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Seoul trả lời các phóng viên hôm 23/12 (trái) và GS Hwang

Tuyên bố trên do tiểu ban điều tra của ĐH Quốc gia Seoul đưa ra hôm 23/12 và cũng là khẳng định đầu tiên về những lời cáo buộc trong thời gian gần đây. Những lời cáo buộc đó đã phủ bóng đen lên toàn bộ các công trình nghiên cứu tế bào gốc và nhân bản của GS Hwang Woo-suk.

  • Giả mạo đã rõ

Hồi tháng 5/2005, trong một bài báo đăng trên tạp chí Science, GS Hwang khẳng định đã tạo ra 11 dòng tế bào gốc thích ứng với các bệnh nhân. Đây là một thành tựu có thể mở đường cho việc thiết kế các liệu pháp điều trị bệnh khó chữa. Tuy nhiên, một trong những công sự trước đây của Hwang tiết lộ vào tuần trước: 9 trong số 11 dòng tế bào là giả mạo. Ngay sau đó, tạp chí Science và một tiểu ban chuyên gia thuộc ĐH Quốc gia Seoul đã tiến hành điều tra vụ việc.

Tiểu ban cho biết kết quả điều tra cho thấy ''dữ liệu thí nghiệm liên quan tới 11 dòng tế bào gốc là những dữ liệu được tạo ra từ việc sử dụng hai dòng tế bào gốc mà thôi''. Để tạo ra kết quả ADN giả, nhóm nghiên cứu của Hwang đã chia các tế bào lấy từ một bệnh nhân vào hai ống nghiệm để phân tích, chứ không phải so sánh tế bào được nhân bản với tế bào được phân lập từ cơ thể bệnh nhân.

Tại một cuộc họp báo, Roe Jung-hye, người phụ trách các vấn đề nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Seoul, cho biết GS Hwang có liên quan tới chuyện này và ông Hwang đã thừa nhận vụ việc ở một mức độ nào đó. Theo tiểu ban điều tra, các cuộc kiểm tra ADN sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới và sẽ khẳng định liệu hai dòng tế bào gốc còn lại có thực sự được nhân bản thành công từ bệnh nhân hay không.

Tiểu ban cũng sẽ điều tra các công trình trước kia của ông Hwang về nhân bản phôi người đầu tiên trên thế giới vào năm 2004 và nhân bản chó năm 2005. Các tạp chí (Nature và Science) nơi đăng tải hai công trình trên cũng đang xem xét lại nội dung thông tin liên quan.

  • Còn tác giả nói gì?

Ông Hwang, một bác sĩ thú y, đã khẳng định rằng công việc nghiên cứu của ông là chính xác và các cuộc kiểm tra sẽ chứng tỏ điều đó. Tuy nhiên, tuần trước ông thừa nhận đã có ''những sai sót tai hại'' trong bài báo hồi tháng 5/2005 và đã yêu cầu Science rút lại thông tin này. Ông thừa nhận vào thời điểm bài báo được công bố, nhóm của ông chỉ mới tạo ra 8 dòng tế bào gốc. Nhưng ông nói ba dòng nữa được tạo ra sau đó.

Tiểu ban cho biết hôm 23/12: không tìm thấy tài liệu nào về hai trong số những dòng tế bào gốc còn lại mà Hwang khẳng định đã tạo ra. Bốn dòng khác đã chết do ô nhiễm và ba dòng nữa đang ở giai đoạn nuôi dưỡng, chưa trở thành các dòng tế bào gốc hoàn chỉnh.

Bài báo trong năm nay của Hwang cũng cho biết chỉ sử dụng 185 trứng người để tạo ra các dòng tế bào gốc tương thích với 11 bệnh nhân. "Thành công'' này được đánh giá cao vì tính hiệu quả trong nhân bản các dòng tế bào gốc. Tuy nhiên, Roe cho biết kết quả điều tra cho thấy Hwang đã dùng nhiều trứng hơn so với số lượng thông báo và tiểu ban đang điều tra con số chính xác.

ĐH Quốc gia Seoul sẽ đưa ra hình thức kỷ luật đối với ông Hwang sau khi cuộc điều tra kết thúc. Roe nói: ''GS Hwang khó có thể thoát khỏi trách nhiệm''.

  • Minh Sơn (Theo AP, Reuters)
     
,
,