,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
753889
Sự thăng trầm của ông vua nhân bản
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Sự thăng trầm của ông vua nhân bản

Cập nhật lúc 06:01, Thứ Tư, 11/01/2006 (GMT+7)
,

Xuất thân từ một trang trại nghèo, trở thành nhà khoa học thú y hàng đầu nhờ nỗ lực vượt bậc, rồi thành công vang dội trong lĩnh vực nhân bản và cuối cùng trở thành kẻ hạ đẳng trong khoa học. Đó là bác sĩ Hwang Woo-suk...

  • Vinh hoa thoáng chốc
Soạn: AM 673775 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các thành viên của một quán cà phê internet xếp hàng trước một toà nhà ở ĐH Quốc gia Seoul để tặng hoa cho GS Hwang nhằm thể hiện ý định hiến trứng và ủng hộ ''anh hùng dân tộc'' này.

Khi Hwang Woo-suk nổi tiếng thế giới vào năm 2004, câu chuyện của ông dường như không thể tin nổi. Lớn lên trong một trang trại  nghèo, Hwang đã vượt khó để trở thành một nhà khoa học giỏi. Rồi lĩnh vực nhân bản phôi người đã đưa Hwang lên bậc vinh quang tột cùng cũng như xác lập vị thế của Hàn Quốc là nước đi đầu trong lĩnh vực này - công nghệ có thể tạo ra cuộc cách mạng trong y học hiện đại.

Sang năm 2005, câu chuyện càng tuyệt vời hơn. Với sự trợ giúp của các nhân viên tận tụy, Hwang tiếp tục tạo ra nhiều dòng tế bào gốc với hiệu suất cao và khá dễ dàng. Chưa dừng lại đó, ông lập tiếp một kỳ tích nữa: nhân bản con chó đầu tiên Snuppy. Tạp chí Time đã gọi Snuppy là ''Sáng kiến của năm 2005''.

Chính vì những kỳ tích này mà không ít nhà khoa học trên thế giới muốn hợp tác với ông. Các tình nguyện viên vây quanh cơ sở nghiên cứu, sẵn sàng làm vật nghiên cứu. Chính phủ Hàn Quốc đã chi 63 triệu đôla vào phòng thí nghiệm thiếu thốn kinh phí trước đây của Hwang. Ngoài ra, ông còn có vệ sĩ bảo vệ 24 giờ và được đi ghế hạng nhất của hãng Korean Air suốt đời.

Tuy nhiên, vài tháng sau khi tạp chí Nature đăng tải thành công của Hwang với chó Snuppy, câu chuyện của ông đã được viết lại, như một bi kịch Hy Lạp. Lời buộc tội Hwang ngày càng tăng: trước tiên, một số đã được trả tiền vì đã cung cấp trứng cho nghiên cứu của Hwang. Một số nhân viên của Hwang cũng hiến trứng. Cả hai điều này được coi là vô đạo đức trong thế giới nghiên cứu trình độ cao. Sau đó là những phân tích rằng một số tấm ảnh tế bào mà Hwang công bố không chỉ ra cái mà ông đã khẳng định. Cuối cùng, Uỷ ban điều tra của ĐH Quốc gia Seoul kết luận nghiên cứu về tế bào gốc của ông hoàn toàn giả mạo.

  • Sự gian dối bị vạch trần
Soạn: AM 673777 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS Chung Myung-hee, trưởng ban điều tra, công bố kết luận trước báo giới hôm 10/01

Sau kết luận của Uỷ ban điều tra, nhiều câu hỏi lớn vẫn chưa được trả lời: bằng cách nào mà một công trình chứa dữ liệu giả lại qua mặt được một tạp chí khoa học lớn? Tại sao những lỗi nghiêm trọng như thế lại không bị phát hiện trong nhiều tháng? Tại sao Hwang lại mạo hiểm như thế?

Rõ ràng là sự mạo hiểm bắt đầu trong năm 2004 với công trình khoa học lớn đầu tiên của Hwang về nhân bản liệu pháp. Để nhân bản một người trưởng thành, cần đặt một tế bào của người đó vào trứng người đã được hút nhân. Sau đó, trứng được kích thích để bắt đầu phân chia, tạo ra tế bào gốc phôi thai. Nếu cứ để như thể, phôi thai cuối cùng có thể phát triển thành phiên bản giống hệt người trưởng thành - điều mà không một nhà khoa học uy tín nào cho phép xảy ra.

Tuy nhiên, do việc hiến trứng là một quá trình đau đớn và nhiều rủi ro nên việc trả tiền cho phụ nữ để họ hiến trứng được coi là một hình thức ép buộc. Theo nghiên cứu năm 2004 thì những phụ nữ đã ''tình nguyên hiến trứng và không nhận được khoản tiền nào''. Tuy nhiên, mùa xuân năm ngoái, hai nhân viên nghiên cứu của Hwang đã buột miệng tiết lộ với một nhà báo của Nature: họ đã hiến trứng của chính mình. Điều này làm dấy lên câu hỏi do Hwang là sếp của họ nên không biết họ có bị ép buộc hay không.

Những nhân viên này đã rút lại câu chuyện của họ và giải thích rằng vốn tiếng Anh của họ kém nên đã diễn đạt sai. Tuy nhiên, sau đó một nhóm điều tra của đài truyền hình MBC đã nghe được tin này. Họ nhanh chóng phỏng vấn nhiều người hiến trứng và một số người cho biết họ không được thông báo là một phần của nghiên cứu. Ngoài ra, họ được trả tiền cho số trứng đã hiến tặng.

MBC còn lần theo một manh mối quan trọng hơn: công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Science năm 2005 của Hwang có thể chứa dữ liệu giả mạo. Để xác minh nguồn tin này, MBC đã yêu cầu Hwang cung cấp mẫu. MBC cũng lần tìm hai trong số ba nhà nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của Hwang. Hai người này đã tới ĐH Pittsburgh để hợp tác với cộng sự của Hwang, TS Gerald Schatten. Ngay sau đó, TS Schatten đột ngột tuyên bố cắt đứt cộng tác với Hwang với lý do có thông tin cho rằng có lẽ dữ liệu đã bị làm sai lệch.

Một ngày trước khi MBC phát sóng về vụ việc trên, vào ngày 22/11, Sung-il Roh, Giám đốc Bệnh viện phụ sản MizMedi, nơi xử lý những người hiến trứng cho nghiên cứu của Hwang, đã công khai thừa nhận đã trả tiền cho 16 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu của Hwang với số tiền là 15.000 đôla/người dưới danh mục ''chi phí đi lại''. Roh nói rằng ông Hwang không biết gì về khoản thanh toán này.

Cùng lúc đó, giới Internet Hàn Quốc bắt đầu bàn tán về thông tin của hai người vô danh: những bức ảnh trong bài báo năm 2005 được cho là chụp những đĩa tế bào gốc khác nhau song thực ra lại hoàn toàn giống hệt. ADN được sử dụng để chứng tỏ tế bào gốc lấy từ phôi nhân bản cũng đáng nghi.

Soạn: AM 673779 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phần dưới của ảnh B - một tế bào gốc được lấy từ trứng thụ tinh tại bệnh viện Mizmedi, chồng khớp với phần trên của ảnh D - một tế bào nhân bản. Điều đó cho thấy bức ảnh của hai tế bào này được chụp trong cùng đĩa cấy.

Ngày 7/12, một nhóm giáo sư trẻ tại ĐH Quốc gia Seoul đã yêu cầu nhà trường mở cuộc điều tra. Ban đầu, yêu cầu này bị từ chối. Tuy nhiên, một tuần sau, Hwang, tuyên bố sẽ rút lại công trình nghiên cứu đăng trên Science năm 2005. Yêu cầu cung cấp mẫu của MBC đã khiến Hwang tiến hành kiểm tra lại tế bào gốc. Kết quả là những tế bào này không đúng như khẳng định trước đây. Ngay lập tức ông biện minh ai đó đã đổi mẫu khi mẫu được để ở MizMedi để chụp ảnh và lưu trữ. Sau đó, Hwang buộc tội Sun Jong Kim, một trong những nhà khoa học tới làm việc ở ĐH Pittsburgh, là thủ phạm đổi mẫu.

Đến lượt Kim lại buộc tội Hwang là đã chỉ đạo làm giả các bức ảnh. Kim cũng nói rằng Hwang đã trả ông ta 30.000 đôla để trang trải chi phí sinh học tại Pittsburgh. Theo báo chí Hàn Quốc, tổng số tiến mà Hwang đã trả cho Kim và một đồng nghiệp tên là Park Jong Hyuk có lẽ lên tới hơn 50.000 đôla.

Trong khi đó, Roh cho biết sau khi Hwang tới bệnh viện, ông tin chắc ''không có tế bào gốc phôi thai'' nào cả. Sau khi Hwang tuyên bố rút lại công trình nghiên cứu năm 2005, ĐH Quốc gia Seoul cuối cùng cũng mở cuộc điều tra và tuyên bố hôm 10/01: Hwang hoàn toàn giả mạo về các công trình nghiên cứu tế bào gốc. Không có bằng chứng cho thấy ông đã phân lập các tế bào gốc phôi người từ phôi nhân bản cũng như 11 dòng tế bào gốc tương thích với từng bệnh nhân.

  • Trả giá cho tham vọng
Soạn: AM 673781 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hwang (trái) và Roh Sung-il

Giờ thì Hwang đang đối mặt với một cuộc điều tra tội phạm do các nhà chức trách nước này tiến hành. Cuộc điều tra sẽ tập trung vào việc nhóm của Hwang nhận và sử dụng kinh phí nghiên cứu, vai trò của Hwang trong việc giả mạo dữ liệu. Văn phòng công tố dự định triệu tập Hwang để thẩm vấn vào tuần này. Theo luật hình sự Hàn Quốc, một người bị kết tội gian lận có thể lĩnh án 10 năm tù hoặc bị phạt 20 triệu won. Các nhà tài trợ khác cũng đang xem xét có nên rút lại những phần thưởng đã tặng Hwang hay không.

Tuy nhiên, vẫn còn một bí ẩn: tại sao lại xảy ra bê bối trên? Theo những thông tin thu thập được thì Hwang là một người sống có nguyên tắc và làm việc chăm chỉ. Ông là một trong những người đầu tiên tới phòng thí nghiệm vào 5 giờ sáng và hiếm khi rời nơi làm việc trước nửa đêm.

Và ông đã đưa một số sáng kiến vào lĩnh vực nhân bản: nhẹ nhàng ép nhân ra khỏi trứng, chứ không dùng phương pháp hút mạnh; đưa toàn bộ tế bào trưởng thành, chứ không chỉ có nhân tế bào, vào trứng rỗng đã được hút nhân. Hwang quả quyết ông không quan tâm tới lợi nhuận từ những khám phá của mình. Trên thực tế ông đã trao bằng sáng chế cho ĐH Quốc gia Seoul và Chính phủ.

Một số người cho rằng vụ việc giả mạo có lẽ bắt đầu từ tháng 1/2006 khi một số mẫu tế bào gốc của Hwang bị ô nhiễm, có lẽ là một loại nấm tuần hoàn trong các lỗ thông khí. Hwang khẳng định mất 6 tháng để phục hồi. Tuy nhiên, có lẽ nhóm của Hwang không thể phục hồi đủ nhanh và bắt đầu đi tắt. Dưới áp lực của Chính phủ và trường ĐH, cùng với hạn chót để công bố thông tin trên một trong những tạp chí uy tín nhất thế giới, có lẽ họ đã không thể chống lại sự cám dỗ và đã giả mạo dữ liệu.

Ki Jung Kim, nhà khoa học chính trị tại ĐH Yonsei, nói: ''Tôi chỉ có thể cho rằng tham vọng đã đẩy bác sĩ Hwang. Có lẽ ông ta đã nghĩ rằng có thể giả mạo dữ liệu để được nhà nước đầu tư kinh phi và bù đắp cho hành động giả mạo đó bằng những kết quả nghiên cứu thực sự về sau''.

  • Minh Sơn (Theo Time, Korea Times)
,
,