,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
861328
"Khoa học càng cảm hứng, càng được ứng dụng vào thực tiễn"
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

'Khoa học càng cảm hứng, càng được ứng dụng vào thực tiễn'

Cập nhật lúc 15:01, Thứ Ba, 07/11/2006 (GMT+7)
,

"Càng hăng hái nhiệt tình và đầy cảm hứng, bạn sẽ càng nhận thấy nhiều ứng dụng của các nghiên cứu khoa học vào thực tế bấy nhiêu."

Theo thủ tường Anh, Tony Blair, càng hăng hái nhiệt tình và đầy cảm hứng trong khoa học bao nhiêu, bạn sẽ càng nhận thấy nhiều ứng dụng của các nghiên cứu khoa học vào thực tế bấy nhiêu. (Nguồn: BBC)

Đó là phát biểu của Thủ tướng Anh, Tony Blair, trong bài trả lời phỏng vấn NewScientist, số ra ngày 4/11.

Thưa Thủ tướng, khi còn đi học, ông đã học môn khoa học như thế nào?

- Thủ tướng Tony Blair (T.B): Thành thật mà nói, khi còn đi học, tôi học rất tồi môn khoa học. Tôi chỉ mới trở nên quan tâm đến môn này về sau này. Và tôi cũng bắt đầu cảm thấy hối tiếc khi đã không chú trọng đến môn này một cách trọn vẹn khi còn trẻ.

Tại sao lại như thế?

- T.B.: Tôi đã nhận thấy các khái niệm cơ bản rất khó để hiểu được một cách cặn kẽ. Cho đến mới gần đây tôi bắt đầu suy nghĩ và nhìn lại những khái niệm này nhiều hơn.

Ngoài ra, vì là một nhà lãnh đạo chính trị, tôi thật sự nhận thức được tầm quan trọng của khoa học đối với tương lai của một quốc gia. Đó là lý do tại sao. Nên tôi không tỏ ra giả vờ về bất cứ một kiến thức khoa học nào của mình nhưng tôi nghĩ tôi hiểu rõ vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển của Vương quốc Anh.

Ông nghĩ đâu là lợi thế dành cho nền khoa học Anh?

- T.B.: Đối với tương lai của nền kinh tế, khoa học gần như cũng quan trọng như sự ổn định của một nền kinh tế. Nếu chúng ta không nắm lấy những cơ hội mà khoa học dành cho chúng ta, thì chúng ta sẽ không thể nào có một nền kinh tế hiện đại thành công.

Chúng ta có lợi thế cạnh tranh về chi phí phòng thí nghiệm. Đó là nguồn vốn nhân lực của chúng ta, một phần rất quan trọng. Nó là lợi thế sắc bén của ngành khoa học khi nguồn nhân lực có thể được khai thác tốt nhất vì tương lai của quốc gia.

Chúng tôi đã cho đất nước một tin tưởng với sự thỏa hiệp tuyệt vời nhất phát triển khoa học và vị trí của nó trong tương lai. Vương quốc Anh không chỉ là nơi màu mỡ cho các phát minh sáng chế mà còn là nơi tốt nhất để khai thác khía cạnh thương mại của chúng. Với tôi, hai việc này phải đôi với nhau.

Ông đã làm cầu nối như thế nào để xóa bỏ khoảng cách giữa một khoa học - một thú vui hàn lâm khám phá nhiều hơn về vạn vật, và một khoa học – tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại?

- T.B.: Bạn cần đến một khối lượng nhất định các nghiên cứu thuần túy, sự kích thích và sáng tạo trong các khám phá khoa học. Nhưng nếu bạn cũng có các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, hoàn toàn hợp với những gì đang diễn ra trong lĩnh vực tư nhân, chúng ta đầy hy vọng rằng những khám phá đó sẽ được nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn.

Tôi muốn nhấn mạnh đến nhận thức rằng khi con người đang di chuyển trong lĩnh vực khoa học và nghiên cứu, tức là họ đang đầu tư trong một khu vực sẽ đem lại lợi tức kinh tế vô cùng to lớn.

Phải chăng có một mối nguy hiểm khi đem khoa học lại gần với kinh doanh. Ông quên rằng khoa học là rất vô tư, không thiên vị?

- T.B.: Càng hăng hái nhiệt tình và đầy cảm hứng trong khoa học bao nhiêu, bạn sẽ càng nhận thấy nhiều ứng dụng của các nghiên cứu khoa học vào thực tế bấy nhiêu. Chúng vô cùng hứng thú và bổ ích. Đây sẽ là là sự ủng hộ cho cả nền nghiên cứu khoa học.

Soạn: HA 947731 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Năng lượng mặt trời, một trong những năng lượng tái sinh, trong cuộc chiến với sự  thay đổi của khí hậu. (Nguồn: theage.com.au)

Thỉnh thoảng, chúng ta có những vấn đề khó khăn để giải quyết mâu thuẫn giữa các quyền lợi. Nhưng, tôi nghĩ những điều này sẽ lu mờ trở thành không quan trọng so với những thúc đẩy mạnh mẽ mà khoa học đem lại. Ví dụ, khi phát triển những phương pháp thực tiễn, chúng ta sẽ vấp phải thách thức của sự thay đổi khí hậu.

Ông đang nằm trong hai sự kiện bất thường liên quan đến khoa học: quyền con người được đặt trước sự lựa chọn các sản phẩm chuyển gien, và còn các bậc phụ huynh phải lựa chọn có cho con em đi chủng ngừa các bệnh sởi, quai bị, rubella không. Ông học được những gì từ những kinh nghiệm trên?

- T.B.: Điều đầu tiên là phải cẩn thận với báo chí và những thông tin mà báo chí đề cập đến. Các báo cáo về các bệnh sởi, quai bị, rubella ( measle – mumps – rubella – MMR) thật đáng xấu hổ. Chúng không có một nền tảng khoa học thực sự và gây ra rất nhiều vấn đề khó khăn.

Còn sản phẩm chuyển gien (genetically modify - GM), tôi nghĩ, là một vấn đề khác. Chúng ta còn có nghiên cứu tế bào gốc, với những tác động thực sự khác biệt và nhiều khả quan hơn.

Bài học tôi học được là tốt nhất nên bắt đầu bằng những dư luận tốt. Trong những tranh luận về GM, tôi thường hay nói với mọi người rằng có nhiều loại thuốc điều trị bây giờ được sản xuất cũng có cùng một công nghệ tương tự như các sản phẩm chuyển gien. Nếu chúng ta bắt đầu từ việc thông qua các viên thuốc và sau đó xem xét các khía cạnh của GM, chúng ta sẽ tạo được một dư luận tốt hơn là để các công ty của Mỹ nhảy vào.

Đó cũng là lý do tại sao các nhà khoa học cần phải tương tác nhiều hơn với công luận để giải thích mọi điều. Một khi anh giải thích rõ ràng, ít nhất người ra cũng thấy được một quan điểm khác.

Trong nhiều lĩnh vực nhất định, chúng ta dường như đã bỏ qua những suy nghĩ dựa trên lý trí. Những niềm tin tôn giáo theo trào lưu chính thống sẽ nổi lên được hoặc là sử dụng những liệu pháp chưa được chứng minh? Ông có thấy được sự thăng trầm này?

-T.B.: Tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ hầu hết con người ngay nay đều có một quan điểm đầy lý trí vào khoa học. Lời khuyên của tôi dành cho công đồng các nhà khoa học là, hãy chiến đầu nếu bạn cần phải chiến đầu. Tôi chẳng bao giờ cảm thấy nhàm chán khi đầu tranh trong một cuộc chiến vĩ đại.

Nói như trong y học, phép chữa vi lượng đồng cân sẽ không đi xác định tương lai của thế giới. Điều sẽ xác định tương lai của thế giới là cộng đồng khoa học giải thích về các ngành khoa học gien di truyền và làm sao phát triền nó, hoặc những vần đề liên quan đến thay đổi khí hậu.

Đừng để công chúng một mình. Một khi nhà khoa học giải thích rõ ràng, ít ra công chúng cũng có thêm một quan nêệm khác. Trong ảnh: Một cuộc tranh luận rộng rãi giữa các nhà khoa học, chính trị và công chúng về sản phẩm chuyển gien. (Nguồn:greenpeace.org.uk)

Một chiều hướng làm bận tâm và đe dọa đến các nhà khoa học, là để công chúng một mình. Bởi vì khi khoa học tiến bộ, sẽ tạo ra nhiều khả năng.

Di truyền học, chẳng hạn, rất lý thú, nhưng sẽ có nhiều câu hỏi vây xung quanh nó. Các nhà khoa học có nhiệm vụ giải đáp và tham gia vào một cuộc tranh luận mạnh mẽ và sâu sắc với đông đảo độc giả.

Một chủ đề cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, sáng tạo luận. Có một đề nghị rằng sáng tạo luận phải được giảng dạy tại các trường trong Vương quốc Anh. Ý kiến của ông về điều này?

- T.B.: Điều này đang bị thổi phồng lên quá mức. Tôi đã từng viếng thăm một trường như bạn đã đề cập. Và ngay lập tức tôi nhận thấy rằng, họ vẫn dạy các chương trình theo một giáo trình bình thường. Nếu tôi chú trọng sáng tạo luận trở tành một dòng chính thống trong hệ thống giáo dục tại đất nước này, đó là lúc chúng ta phải bắt đầu lo lắng.

Như tôi đã nói, điều thật sự quan trọng đối với khoa học là phải chiến đấu ở những trận chiến cần phải chiến đấu. Khi một điều gì đó giống nhu MMR xuất hiện, hoặc tế bào gốc, đó là thời khắc của một cuộc tranh luận xứng đáng.

Còn về một trận chiến quan trọng khác: Khí hậu thay đổi. Từ đây, ông sẽ đi về đâu trong trận chiến này?

- T.B.: Bước tiếp theo là phải đạt được một hiệp định khung có sự đồng ý của các quốc gia lớn, nhằm ràng buộc các thỏa thuận khi nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012. Tôi đã thiết lập một quy trình trong khối G8 cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Brazil, và Nam Phi. Các thỏa thuật sẽ khởi đầu từ các khu vực công nghiệp và kinh doanh tư nhân, sau đó sẽ đến các giải pháp khoa học kỹ thuật.

Chúng ta sẽ là những nhà tiên phong trong lĩnh vực này. Nên chúng ta sẽ tiến hành.

Ông sẽ thực hiện như thế nào?

- T.B: Không chỉ chúng ta phải thông qua đầu tư trong lĩnh vực tái sinh – chúng ta đang đầu tư hàng vài trăm triệu pound – đồng thời giải thích cho các doanh nghiệp và các học giả thế giới rằng chúng ta hoàn toàn có cơ hội.

Những áp dụng tương tự, có tính chất tranh luận hơn, nếu chúng ta phát triển được các trạm điện mới sử dụng năng lượng nguyên tử. Ít ra, một nửa quốc gia ở châu Âu đang suy nghĩ đến những giai đoạn tiếp theo của năng lượng nguyên tử.

Một lần nữa, chúng ta có những chuyên gia trong lĩnh vực này và chúng ta nên phát triển nó. Năng lượng sạch, than đá sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng hiệu quả - tất cả đều sẽ là một thị trường rộng lớn.

  • Hương Cát (Nguồn: NewScientist)
,
,