,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
901760
Những bước tiến mới trong nghiên cứu sinh sản vô tính
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Những bước tiến mới trong nghiên cứu sinh sản vô tính

Cập nhật lúc 21:46, Chủ Nhật, 25/02/2007 (GMT+7)
,

10 năm sau khi cừu Dolly ra đời, khoa học đã có một số bước tiến mới dù nhỏ trong nghiên cứu sinh sản vô tính: Nắm vững hơn kỹ thuật nhân bản động vật.

Dưới đây là những câu Hỏi và Đáp đăng trên website National Public Radio (NPR-Mỹ) nhằm giúp người đọc đại chúng hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.

>>Sinh sản vô tính: Hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng>>

8 tế bào trứng từ chuột trên đầu một mũi kim...  Các nhà khoa học ngày càng nắm vững hơn kỹ thuật sinh sản vô tính ở động vật. (Ảnh từ internet ) 

10 năm về trước, các nhà khoa học người Scotland đã chứng tỏ được rằng có thể sinh sản vô tính được động vật. Họ đã đặt ra một vấn đề là liệu con người có thể ra đời từ công nghệ mới này hay không?

Các nhà khoa học đã phải mất hàng thập niên để cho ra đời một con vật theo công nghệ sinh sản vô tính. Cừu Dolly, chết năm 6 tuổi vì bệnh phổi, là con vật đầu tiên ra đời bằng công nghệ này.

Để nhân bản một con vật, nhân của trứng sẽ được đẩy ra khỏi quả trứng và được thay thế bằng nhân của một tế bào của con vật được chọn để nhân bản. Sau đó, người ta sẽ tác động vào trứng để nó bắt đầu chuyển hóa. Sau một vài sự chuyển hóa, phôi vô tính sẽ được chuyển vào trong dạ con (tử cung) hoặc rút ra tế bào mầm từ phôi vô tính

Mặc dù những rào cản cả về đạo đức lẫn kỹ thuật khi sinh sản vô tính phôi người vẫn còn tồn tại, nhưng các nhà khoa học vẫn tạo ra những tiến bộ đáng kể trong công nghệ sinh sản vô tính động vật.

Thực tế, đã có những thành công nào của giới khoa học được ghi nhận sau thành công của việc sinh sản vô tính cừu Dolly?

Mặc dù việc nhân bản bằng phương pháp sinh sản vô tính vẫn không phải là một quá trình dễ dàng, các nhà khoa học đã đạt nhiều thành tựu trong việc này. Ngày nay, chỉ cần hàng tá trứng tốt (so với hàng trăm như trước kia) là đã có thể tạo ra một phôi vô tính.

Đồng thời, sau khi được cấy vào tử cung của con vật, chỉ một lượng nhỏ phôi vô tính là đủ để tạo ra một cơ thể sống

Công nghệ này đủ hiệu quả để có thể sản sinh ra những động vật khỏe mạnh để nhân giống bằng cách cấy gien mang những đặc tính theo ý muốn vào trong những động vật. Chẳng hạn như, các nhà khoa học đã cấy gien vào trong lợn đẻ nó sản xuất ra loại chất béo tốt hơn cho khẩu phần ăn của con người. Loại gien này sẽ được truyền cho các thế hệ sau của con vật đã nhân bản. Điều này đồng nghĩa với việc người ta có thể tạo ra hàng đàn gia súc có những phẩm chất như ý muốn

"Còn lâu khoa học mới nhân bản được người..."-Tựa đề và ảnh trên website http://aibi.gospelcom.net có bài viết về sinh sản vô tính.

Tại sao chưa có công bố nào về thành công của sinh sản vô tính người?

Chưa có một nhà khoa học danh tiếng nào cố gắng để nhân bản vô tính một con người sống.

Tuy nhiên, một số các chuyên gia đang nỗ lực để tạo ra phôi người vô tính nhằm mục đích nghiên cứu tế bào mầm. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nhà khoa học nào thành công.

Một phòng thí nghiệm ở Hàn Quốc công bố là đã thành công nhưng hóa ra chỉ là một trò bịa đặt mà thôi.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng động vật linh trưởng, bao gồm con người khó nhân bản hơn là các loài khác. Một trong những lý do của vấn đề này là lượng trứng cần thiết để bắt đầu quá trình sinh sản vô tính không đủ

Liệu nhân bản vô sinh có cải thiện được cuộc sống của con người?

Nhân bản vô tính động vật là một công cụ nghiên cứu hiệu quả, bởi vì nó tại ra những động vât với phẩm chất tốt, rất cần thiết để tạo ra nguồn giống vật nuôi khỏe mạnh trong nông nghiệp.

Còn về việc sinh sản vô tính ở người, các khoa học gia có hai lý do cơ bản để tạo ra những tế bào mầm từ phôi người vô tính.

Một, với những phương pháp điều trị trong tương lai, tế bào mầm của một cá thể, sau khi được đưa lại vào cá thể đó sẽ không bị cơ thể đó loại bỏ. Hai, với loại tế bào mầm được tạo ra từ phòng thí nghiệm này, người ta có thể nghiên cứu được một vài căn bệnh đặc biệt.

Liệu các vấn đề về đạo đức có còn được đề cập?

Chẳng cần phải bàn cãi là hầu hết mọi người đều cho rằng việc nhân bản một phôi người là vô đạo đức. Có ít người đồng ý về vấn đề vì lý do là ta đã tạo ra những con vật khỏe mạnh.

Còn về những người chống đối, họ cho rằng việc phá hủy một phôi người vì bất kỳ lý do nào cũng là vô đạo đức bởi vì phôi người vô tính đã là một cơ thể sống. Thế nhưng họ cũng tin rằng, để tạo ra một bản sao của con người cũng là sai lầm. Vì thế, ta cũng không nên cấy phôi vào trong cơ thể người phụ nữ.

Người ta đã có những biện pháp gì để ngăn chặn việc sinh sản vô tính người?

Ở Mỹ, người ta không ngăn cấm việc nhân bản vô tính con người. Ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, một số hình thức sinh sản vô tính bị cấm. Các quốc gia còn lại thì cấm tất cả hình thức

Liệu sinh sản vô tính có ảnh hưởng gì tới cơ thể người sau này hay không?

Câu trả lời là không. Các công ty cung cấp thịt hy vọng rằng họ sẽ kiếm lợi từ việc nhân bản con vật có phẩm chất cực tốt. Còn kế hoạch nhân bản vô tính thú cưng để kiếm lời đều đã phá sản.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kết luận rằng thịt từ động vât sinh sản vô tính và nòi giống của nó là an toàn. Tuy nhiên, cơ quan này cũng yêu cầu các công ty trên khoan tung những sản phẩm này ra thị trường.

Cho đến nay, mặc dù việc bán sản phẩm từ động vật sinh sản vô tính vẫn còn chưa biết có khả thi hay không, nhưng trước mắt, việc tạo ra một con vật từ sinh sản vô tính khá đắt tiền.

  • Bạch Kim (Theo http://www.npr.org/)
,
,