,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
906834
Thiên thạch rớt trúng đâu trên Trái Đất: Tuyệt mật!
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Thiên thạch rớt trúng đâu trên Trái Đất: Tuyệt mật!

Cập nhật lúc 08:44, Thứ Bảy, 10/03/2007 (GMT+7)
,

50 phương án cứu Trái Đất khỏi đụng độ thiên thạch đã được đưa ra sau 3 ngày diễn ra Hội nghị bảo vệ hành tinh. Giới chuyên môn tranh cãi, có nên giữ bí mật địa điểm mà thiên thạch sẽ rớt xuống?

  • Hội nghị bảo vệ hành tinh
  • NASA: Chống thiên thạch thì được nhưng... thiếu kinh phí!

    Nổ hạt nhân, chế tàu kéo, khoan lỗ...đẩy thiên thạch ra chỗ khác

    AS01_CMS.jpg

    Các nhà khoa học đã đề xuất đến 50 phương án cứu Trái Đất khỏi nguy cơ va chạm với thiên thạch. Trong ảnh: Tiểu hành tinh Apophis đang di chuyển về phía Trái Đất (Ảnh: Planetary)

    Mặc dù có đến 50 phương án được đưa ra để cứu Trái Đất trong trường hợp đụng độ với thiên thạch, tuy nhiên, theo giới truyền thông quốc tế, những giải pháp dưới đây là được chú ý nhất.

    Nổ hạt nhân để lái chệch hướng thiên thạch: Trước hết là giải pháp hạt nhân cho vấn đề "Vật thể gần Trái Đất-NEO" (Near Earth Objects-NEO) của tiến sĩ Brent William Barbee, thuộc công ty Emergent Space Technologies, Inc.

    Theo ông, nếu được kích nổ trong những điều kiện phù hợp, vũ khí hạt nhân có thể làm nổ tung chỉ một lớp mỏng trên bề mặt tiểu hành tinh. Vụ nổ đó sẽ tác động vào tiểu hành tinh một lực đẩy theo hướng ngược lại với tọa độ nổ, khiến cho quỹ đạo của NEO bị lệch đi và do đó không thể va vào Trái Đất”.

    Ưu điểm của ý tưởng này là người ta có thể sử dụng những công nghệ hiện có, nhưng điều đang quan tâm là chưa có công nghệ nào được thử nghiệm như thế cả.

    Sử dụng tàu kéo để lái thiên thạch đi chỗ khác: Trong khi đó, giáo sư Piet Hut, thuộc Viện Nghiên cứu cao cấp ở Princeton, đề xuất một phương án ít nguy hiểm hơn, đó là sử dụng một “tàu kéo” (tugboat) tự động được gắn chặt vào tiểu hành tinh và dần dần đẩy nó ra khỏi quĩ đạo có thể gây nguy hiểm cho Trái Đất.

    Ông nói: “Căn cứ vào các dự báo, các chuyên gia có thể sử dụng tàu kéo này từ 10 năm, hoặc hơn nữa, trước thời điểm thiên thạch đó lao vào Trái Đất.

    Theo giáo sư Hut, hoạt động của một tàu kéo như thế sẽ lệ thuộc vào hệ thống lực đẩy bằng điện có hiệu suất cao được gọi là động cơ ion. Thay vì nung nóng hóa chất để tạo ra nhiên liệu, những động cơ này đẩy tàu vũ trụ về phía trước bằng cách phóng thích các hạt tích điện theo hướng ngược lại, từ đó kéo lệch quỹ đạo của NEO. Lực đẩy được tạo ra tuy rất nhỏ nhưng động cơ này cực kỳ hữu hiệu và có thể họat động lâu hơn bất cứ động cơ tên lửa thông thường nào.

    Theo ông, loại động cơ này có thể làm chệch hướng những NEO có đường kính lên đến 800 mét. Các động cơ ion cũng rất cần thiết trong phương án khác, trong đó các chuyên gia sử dụng một tàu vũ trụ được gọi là “máy kéo bằng lực hấp dẫn” (gravity tractor). Theo đó, thay vì đáp xuống tiểu hành tinh, loại tàu đặc biệt này sẽ tiếp cận thiên thạch ở một khoảng cách nhất định, rồi dùng lực hấp dẫn nhẹ giữa con tàu và NEO để làm thay đổi hướng di chuyển của NEO.

    Khoan lỗ trên thiên thạch để đẩy chúng chệch hướng Trái Đất: Một phương án đang được chú ý khác là của NASA. Cơ quan này – với sự cộng tác của công ty kỹ thuật SpaceWorks, đã đề xuất giải pháp sử dụng một số tàu vũ trụ không người lái – có biệt danh là Madmen – để làm chệch hướng các vật thể nguy hiểm.

    Theo kế hoạch của NASA, khi phát hiện một tiểu hành tinh đang di chuyển theo hướng có thể va chạm với Trái Đất, một số tàu vũ trụ không người lái sẽ được phóng lên. Sau khi đáp xuống bề mặt tiểu hành tinh, các tàu này được neo lại, rồi tiến hành khoan xuống vật thể này để phóng thích vào không gian một lượng vật chất trên bề mặt vật thể, làm phát sinh lực đẩy có cường độ thấp.

    Nhờ lực đẩy đó, quỹ đạo của tiểu hành tinh sẽ thay đổi dần qua thời gian, tránh được sự va chạm với Trái Đất.

    Theo NASA, những mảnh vỡ nhỏ từ tiểu hành tinh sẽ không gây nguy hiểm cho Trái Đất vì chúng sẽ bị phá hủy khi tiến vào bầu khí quyển của hành tinh.

    Thiên thạch rớt trúng đâu trên Trái Đất: Tuyệt mật!

    Không chỉ có vấn đề kỹ thuật, tại Hội nghị bảo vệ hành tinh-2007, các nhà tâm lý xã hội cũng lao vào tranh cãi. Liệu có nên giữ bí mật địa điểm mà thiên thạch sẽ... rớt xuống để khỏi gây hoảng loạn trong dân chúng?

    Al Harrison, chuyên gia tâm lý học xã hội của trường Đại học California, Davis, cho rằng vấn đề va chạm với NEO khiến chính phủ các nước phải đối mặt với những thách thức như: dự báo nguy cơ đủ sớm để có thể đối phó kịp thời; ước lượng phạm vi và mức độ thiệt hại; khắc phục hậu quả sau vụ va chạm; v.v…

    Các chuyên gia tâm lý tỏ ra quan ngại, liệu có nên giữ kín thông tin về một vụ va chạm sắp xảy ra để ngăn ngừa sự hoảng loạn có thể bùng phát và lan rộng tại nhiều nơi trên thế giới.

    Cũng tại Hội nghị này, người ta mới tiết lộ, vào tháng 12/2004, các nhà khoa học đã xác định được rằng nếu Apophis di chuyển đúng theo quỹ đạo vào thời điểm đó thì khi lao vào Trái Đất, nó sẽ va chạm trực tiếp vào một vùng đất rộng lớn xuyên qua Trung Âu, một phần Trung Đông, thung lũng sông Ganges và đến cả Philippines.

    Tuy nhiên, vào thời điểm đó, thông tin nói trên đã không được tiết lộ. Theo một số nhà khoa học, việc giữ bí mật như thế là một hành động đúng!

    Thế nhưng ông Clark Chapman, nhà khoa học hành tinh ở Viện Nghiên cứu Southwest ở Boulder, Colorado, cho rằng việc giữ bí mật như thế là trái ngược với quan điểm của các chuyên gia về quản lý rủi ro.

    Ông phát biểu: “Việc cho rằng dân chúng sẽ lập tức trở nên hoảng loạn là không có cơ sở về mặt tâm lý học xã hội. Nếu công tác truyền thông về rủi ro không được thực hiện tốt thì người dân có thể sẽ rơi vào những trường hợp như: lo lắng không cần thiết; mất tin tưởng vào tính xác thực của các thông báo chính thức; hiểu sai lệch về nội dung thông tin; hoặc bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của chính quyền”.

    7 nhà nghiên cứu được tài trợ để theo dõi thiên thạch

    Có nên giữ bí mật thông tin về một vụ va chạm có thể xảy ra trong tương lai? (Ảnh: CJNepal) Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh việc thiên thạch đụng Trái Đất, nhưng Hội nghị bảo vệ hành tinh-2007 cuối cùng cũng đã "gút" lại được một việc.

    Đó là, Hội Hành tinh đã công bố danh sách các nhà khoa học được cấp tài trợ Gene Shoemaker năm 2007 của Hội để đẩy mạnh công tác nghiên cứu các vật thể gần Trái Đất (NEO).

    Chỉ có 7 nhà nghiên cứu từ 5 quốc gia như là các các ông: Robert E. Holmes, Jr, Donald P. Pray, và Brian D. Warner (Mỹ); Jean-Claude Pelle (French Polynesia); Quanzhi Ye (Trung Quốc); Eric J. Allen (Canada) và Giovanni Sostero (Ý).

    7 nhà nghiên cứu được tài trợ nói trên đã lọt qua được sự sàng lọc gắt gao từ danh sách 23 ứng viên được đề cử từ 11 quốc gia, và xem xét ý kiến của Ban Cố vấn quốc tế – gồm các chuyên gia của các nước Mỹ, Úc, Cộng hòa Czech...

    Các khoản tài trợ sẽ giúp các nhà nghiên cứu có điều kiện đẩy mạnh hơn nữa công tác phát hiện những sao chổi và tiểu hành tinh có khả năng va chạm vào Trái Đất trong tương lai.

    Theo báo cáo tại Hội nghị nói trên, khoảng 70% trong tổng số các vật thể có đường kính trên một km, có hướng di chuyển cắt ngang quĩ đạo Trái Đất đã được khám phá. Nhưng ngân sách của các nước dành cho các chương trình theo dõi biến động của các vật thể đó nói chung là còn hạn chế. Vì vậy, các chương trình tài trợ của các tổ chức quốc tế, như Hội Hành tinh, đã góp phần cải thiện kinh phí hoạt động cho các nhà khoa học.

    Tên của chương trình tài trợ được Hội Hành tinh đặt theo tên của nhà thiên văn học Gene Shoemaker sau khi ông qua đời năm 1997. Lúc sinh thời, Shoemaker là một nhà khoa học lừng danh và rất có uy tín trong lĩnh vực cơ cấu tác động. Ông cũng là người rất tích cực ủng hộ các chương trình khám phá và theo dõi NEO.

    • Quang Minh (Theo Planetary, ZDNet, Hindu)

  • ,
    ,